Cẩm nang điều trị thoái hóa xương khớp từ A đến Z

Thoái hóa xương khớp là một bệnh viêm xương khớp khá phổ biến trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 10% đàn ông và 13% phụ nữ trên 60 tuổi. Tuy không thể phục hồi được khớp đã tổn thương, nhưng có cách để điều trị, ngăn chặn tiến triển.

Thoái hóa xương khớp
Thoái hóa xương khớp là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới

Thoái hóa xương khớp được coi là căn bệnh của tuổi già, vì nguy cơ tăng lên theo tuổi tác. Tuy nhiên, hiện nay những người trẻ trong độ tuổi 20-30 cũng có thể bị thoái hóa khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân thoái hóa xương khớp

Do lao động

Một trong những lý do chính gây ra bệnh thoái hóa khớp là sử dụng lặp đi lặp lại các khớp chịu trọng lượng, dẫn đến tổn thương sụn ở các khớp giữa các xương.

Sụn là một chất dẻo nhưng dai, đệm các đầu xương trong khớp và ngăn chúng cọ xát trực tiếp với nhau. Nếu sụn bị vỡ hoặc mòn hoàn toàn, sẽ dẫn đến ma sát trong chuyển động khớp cùng với sự suy giảm các mô liên kết giữa cơ, khớp và xương. Cuối cùng, các xương cọ xát trực tiếp lên nhau gây viêm và đau, cùng với các triệu chứng khó chịu khác.

Các khớp dễ bị thoái hóa nhất là khớp hông, tay, đầu gối, cột sống. Sụn bị hư hỏng không hoặc rất khó tự phục hồi vì nó không chứa mạch máu.

Những người thường xuyên phải sử dụng lặp đi lặp lại khớp nào đó do tính chất công việc có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.

Do di truyền

Một số người bị khiếm khuyết di truyền ảnh hưởng đến việc tạo ra collagen, một thành phần quan trọng của sụn. Điều này có thể gây suy thoái sụn nhanh chóng, dẫn đến thoái hóa khớp.

>> Xem thêm Báo động tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gia tăng ở người trẻ

điều trị thoái hóa xương khớp
Mô phỏng hình ảnh khớp khỏe mạnh và thoái hóa khớp

Những yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

Ngoài quá trình lão hóa, di truyền và sử dụng lặp đi lặp lại, có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp, chẳng hạn như:

  • Béo phì
  • Chấn thương
  • Bất thường hoặc rối loạn khớp
  • Các bất thường của cột sống như vẹo cột sống
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Rối loạn xương
  • Rối loạn chuyển hóa như bệnh huyết sắc tố
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Loạn dưỡng cơ bắp

Triệu chứng thoái hóa xương khớp phổ biến

Các triệu chứng phổ biến nhất là đau, cứng, sưng ở các khớp. Thoái hóa khớp là một bệnh lý tiến triển từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4, trong đó giai đoạn 4 là nặng nhất. Trong giai đoạn đầu, nghỉ ngơi có thể giúp các triệu chứng thuyên giảm. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng thì các triệu chứng biểu hiện nhanh và rầm rộ hơn, có thể cần phải cấp cứu ngay.

Tùy thuộc vào vị trí và loại viêm khớp, các triệu chứng thoái hóa xương khớp phổ biến là:

  • Đau, đặc biệt là khi di chuyển khớp
  • Đau ở các vùng lân cận của cơ thể (tức là nếu bị thoái hóa khớp hông, cơn đau cũng có thể xuất hiện ở háng, đầu gối hoặc mông)
  • Đi lại khó khăn (đối với thoái hóa khớp đầu gối, bàn chân hoặc mắt cá chân)
  • Yếu (khuỵu đầu gối)
  • Cảm giác ấm khi chạm vào khớp
  • Đau dữ dội sau khi hoạt động mạnh
  • Cảm giác hoặc âm thanh của xương nghiến hoặc cọ xát với nhau
điều trị thoái hóa xương khớp
Triệu chứng thoái hóa xương khớp phổ biến nhất là đau, cứng, sưng

Xuất hiện dấu hiệu nào thì cần đi khám?

Khi nhận thấy các triệu chứng như dưới đây, người bệnh nên đi khám ngay:

  • Đau dữ dội ở các khớp
  • Phạm vi di chuyển hạn chế
  • Khớp sưng viêm, biến dạng
  • Khó cử động khớp

Chẩn đoán thoái hóa xương khớp bằng cách nào?

Thoái hóa khớp tiến triển chậm, khó phát hiện hoặc chẩn đoán trừ khi các triệu chứng bùng phát nghiêm trọng.

Trong trường hợp chấn thương hoặc tai nạn đột ngột cần phải chụp X-quang, có thể phát hiện sớm bệnh thoái hóa khớp khi tiến triển.

Mặc dù không thể hồi phục những tổn thương gây ra cho khớp do thoái hóa khớp, nhưng việc điều trị kịp thời có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và giảm các triệu chứng.

Để chẩn đoán thoái hóa khớp, các bác sĩ thường thăm khám theo một quy trình như:

Khám sức khỏe

Bác sĩ sẽ đánh giá khả năng đi lại, phạm vi chuyển động của khớp, tình trạng viêm, đau cũng như sức mạnh của các cơ liên quan.

Tìm hiểu di truyền và tiền sử bệnh tật

Bệnh di truyền trong gia đình và tiền sử bệnh trong quá khứ cũng được hỏi đến để đánh giá nguy cơ.

Xét nghiệm máu

Giúp loại trừ các bệnh lý hoặc nhiễm trùng khác.

Chẩn đoán hình ảnh

Các xét nghiệm thông thường mà bác sĩ thực hiện bao gồm chụp X-quang, MRI và chọc hút dịch khớp. Chụp X-quang kiểm tra mức độ tổn thương của xương. MRI kiểm tra tình trạng sụn và khớp. Chọc hút dịch khớp giúp loại trừ các dạng hoặc tình trạng viêm khớp khác.

>> Xem thêm Các mức độ thoái hóa khớp gối và cách điều trị hiệu quả

Các phương pháp điều trị thoái hóa xương khớp

Mặc dù không thể hồi phục hoàn toàn, nhưng điều trị thoái hóa khớp sớm giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Việc điều trị bệnh thoái hóa xương khớp dựa trên các triệu chứng và cơ địa của từng bệnh nhân.

1. Các giải pháp hỗ trợ điều trị

  • Nghỉ ngơi
  • Thay đổi lối sống
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Tập thể dục
  • Giảm cân
  • Chườm nóng/lạnh
  • Tập vật lý trị liệu
  • Dùng thiết bị hỗ trợ (gậy, thanh nẹp hoặc một thiết bị khác để giảm bớt cơn đau) khi di chuyển

2. Dùng thuốc điều trị

  • Dùng thuốc giảm đau
  • Thuốc bôi ngoài da giảm sưng đau
  • Dùng thuốc chống viêm (dạng uống và tiêm)
  • Dùng thuốc Phong tê thấp Đông y

Sử dụng thuốc Phong tê thấp Đông y hiện là giải pháp được nhiều người tin tưởng bởi không chỉ điều trị bệnh mà còn ngăn ngừa tái phát.

Theo các thầy thuốc Đông y, viêm khớp, viêm đa khớp hay thoái hóa xương khớp thuộc chứng bệnh phong tê thấp. Do vậy, sử dụng bài thuốc Phong tê thấp sẽ có hiệu quả điều trị cao.

Bào thuốc Phong tê thấp có 8 vị dược liệu quý: Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh. Bài thuốc có 3 tác động chính là thông kinh mạch, khí huyết; khu phong, tán hàn, trừ thấp và thanh nhiệt giải độc; bồi bổ chức năng can thận, nâng cao chính khí của cơ thể.

Nhờ vậy, sẽ giúp trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp, điều trị các bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp, đau nhức xương, tê mỏi chân tay hiệu quả. Không chỉ giúp điều trị triệu chứng, thuốc còn tác động nhằm bồi bổ chức năng can thận, nâng cao chính khí của cơ thể để dương khí không bị thoát ra ngoài, không bị hàn tà xâm nhập gây bệnh xương khớp. Kiên trì dùng thuốc một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Từ bài thuốc này, hiện đã có nhiều sản phẩm thuốc Phong tê thấp ra đời. Người dùng cần thông thái lựa chọn sản phẩm được sản xuất tại các công ty dược uy tín, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại chuẩn GMP-WHO, để đảm bảo an toàn và chất lượng, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất – doanh nghiệp vừa nhận được Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020, giải thưởng do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.

điều trị thoái hóa xương khớp
Thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất có nguồn gốc từ bài thuốc bí truyền hiệu quả

3. Phẫu thuật khớp

Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng thoái hóa xương khớp vẫn không đỡ, người bệnh có thể sẽ được bác sĩ đề nghị phẫu thuật. Có 2 phương pháp phẫu thuật chính là nội soi khớp và tạo hình toàn bộ khớp.

>> Xem thêm Đã có bài thuốc Đông y điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp ít người biết

Người bị thoái hóa xương khớp nên ăn gì?

Ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống cũng có tác động lớn đến bệnh thoái hóa xương khớp. Có một số loại thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng, nhưng có một số thực phẩm giúp giảm và cải thiện tình trạng đau, cải thiện chức năng khớp.

Các thực phẩm nên ăn

Người bệnh thoái hóa xương khớp nói riêng và người mắc bệnh xương khớp nói chung nên tuân thủ chế độ ăn như dưới đây.

  • Rau củ giàu chất chống oxy hóa, vitamin C: Trái cây và rau củ giàu chất chống oxy hóa, vitamin C giúp bảo vệ tế bào khỏi hư hại, tổn thương. Các loại trái cây và rau củ giàu chất chống oxy hóa là: táo, dâu tây, hành tây, cà chua, cà rốt, rau bina… Các loại trái cây và rau củ giàu vitamin C là: cam, ổi, ớt đỏ, bông cải xanh, bắp cải…
  • Cá béo giàu omega-3: Một số loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi rất giàu omega-3 giúp giảm đau và cứng khớp.
  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi giúp hệ xương khớp chắc khỏe. Để bổ sung canxi, người bệnh nên uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…), một số loại hạt như hạt vừng, hạt chia, hạt đậu (đỗ), hạnh nhân…

Các thực phẩm nên tránh

Ngoài các thực phẩm nên ăn, người bệnh thoái hóa xương khớp cũng nên tránh một số nhóm thực phẩm khiến tình trạng viêm và thoái hóa ngày càng tăng nặng.

  • Bánh kẹo chứa nhiều đường
  • Thực phẩm chứa nhiều muối
  • Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm chứa nhiều bột tinh chế (bánh mì trắng, mì ống…)
  • Thuốc lá, rượu bia

Người bệnh thoái hóa xương khớp có thể tham khảo dùng thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất kết hợp thay đổi chế độ ăn uống để điều trị và ngăn ngừa tái phát bệnh.

Vân An

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.