Phân tích nguyên nhân gây đau ở cổ bên trái dưới cằm để điều trị đúng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau ở cổ bên trái dưới cằm. Muốn điều trị đúng bệnh, ngăn ngừa tái phát cần xác định được đâu là nguyên nhân chính.

đau ở cổ bên trái dưới cằm
Đau ở cổ bên trái dưới cằm khiến người bệnh khó chịu

Cấu tạo vùng cổ bên trái dưới cằm

Theo giải phẫu vùng hàm mặt, trong các khoang liên kết vùng đầu cổ, ngoại trừ hố thái dương và hố dưới thái dương, hầu hết các khoang khác đều phân bổ xung quanh xương hàm. Biết được phần giải phẫu vùng dưới cằm sẽ phần nào biết được nguyên nhân dẫn đến đau ở cổ bên trái dưới cằm.

Vùng dưới cằm nằm ngay dưới cằm, trên xương móng. Sàn vùng dưới cằm là mạc cổ nông trên các cơ trên móng, trần vùng dưới cằm là cơ hàm móng, bao phủ bởi mạc bao và giới hạn ngoài là bụng trước cơ nhị thân.

Vùng dưới cằm chứa các hạch dưới cằm và phần nguyên ủy tĩnh mạch cảnh trước. vùng dưới cằm thông với vùng dưới hàm và vùng dưới lưỡi.

đau ở cổ bên trái dưới cằm
Hình ảnh giải phẫu vùng dưới cằm

Vùng dưới hàm nằm dưới cơ hàm móng, tương ứng hõm dưới hàm. Cơ hàm móng không chỉ là thành trên mà còn là thành trong vùng dưới hàm. Vùng dưới hàm chứa hạch dưới hàm, tuyến dưới hàm và động mạch mặt. Vùng dưới hàm thông với vùng dưới lưỡi, vùng dưới cằm, vùng dưới thái dương và vùng bên hầu.

Bất kỳ vấn đề nào xảy ra với cấu trúc vùng cổ bên trái dưới cằm và cấu trúc vùng dưới hàm đều có thể dẫn đến cơn đau.

đau ở cổ bên trái dưới cằm
Hình ảnh giải phẫu vùng dưới hàm

Biểu hiện đau ở cổ bên trái dưới cằm

  • Cơn đau ở vùng cổ trái ngay phía dưới cằm
  • Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ
  • Cơn đau có thể lan ra vùng vai gáy, mang tai và thái dương
  • Khi quay cổ hoặc vận động mạnh thì đau dữ dội hơn

Đau cổ dưới hàm trái là bệnh gì?

Một số yếu tố có thể gây ra cơn đau cổ như:

  • Bị va đập, ngã, chấn thương
  • Bị nổi hạch dưới cổ do viêm nhiễm
  • Bị căng cơ cổ, thường do làm việc quá sức hoặc do chơi thể thao, ngủ sai tư thế…
  • Có khối u ở vùng cổ dưới hàm trái
  • Thay đổi thời tiết, trời lạnh đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi và bị nhiễm lạnh làm đau cơ ở cổ
  • Thoái hóa đốt sống cổ

Trong các nguyên nhân này, thoái hóa đốt sống cổ thường không được nghĩ đến, do nhiều người lầm tưởng thoái hóa đốt sống cổ chỉ gây đau ở vùng cột sống, vai gáy.

Do thoái hóa đốt sống, dây thần kinh bị chèn ép nên có thể dẫn đến cơn đau ở vùng cổ, lan tỏa sang các bộ phận xung quanh. Thậm chí, thoái hóa đốt sống cổ còn dẫn đến tê bại chân tay, khó cử động và hoạt động như bình thường.

Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân gây đau ở cổ bên trái dưới cằm, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám sức khỏe, thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phù hợp.

đau ở cổ bên trái dưới cằm
Đau ở cổ bên trái dưới cằm nên đến bệnh viện để được thăm khám cụ thể

Điều trị đau ở cổ bên trái dưới cằm bằng cách nào?

1. Các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc

  • Khi bị đau, người bệnh nên nghỉ ngơi, dừng tất cả các hoạt động để giảm tình trạng căng cơ, cứng cổ. Thông thường, sau vài tiếng, cơn đau ở cổ bên trái dưới cằm sẽ thuyên giảm và sau vài ngày thì khỏi.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp giảm căng cơ, tăng cường tuần hoàn máu đến vùng cổ, giảm các cơn đau do cứng cơ.
  • Thực hiện một số bài tập đơn giản để giúp cơ cổ vận động thoải mái hơn.
  • Đeo nẹp cổ để giữ cho vùng đầu cổ được thẳng, cố định phần sụn cơ, giảm chấn thương.

2. Dùng thuốc giảm đau Tây y

Để giảm đau nhanh chóng, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol, Ibuprofen. Đây là nhóm thuốc giảm đau không cần kê đơn, có thể mua tại các nhà thuốc, nhưng cần sử dụng theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì, tránh lạm dụng thuốc vì thuốc chuyển hóa qua gan, thận.

3. Dùng thuốc Phong tê thấp Đông y

Với các trường hợp đau cổ dưới hàm do bệnh thoái hóa đốt sống cổ, có thể tham khảo sử dụng bài thuốc Phong tê thấp. Theo các thầy thuốc Đông y, các chứng thoái hóa xương khớp là do chứng bệnh phong thấp gây nên. Do vậy, giải pháp hiệu quả là áp dụng bài thuốc Phong tê thấp để điều trị.

Phong tê thấp là bài thuốc trị bệnh xương khớp nổi tiếng, được ghi trong Dược điển. Bài thuốc gồm có 8 vị thuốc quý là Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh. Nhờ sự kết hợp hài hòa của các vị dược liệu, bài thuốc không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn tác động vào căn nguyên gây bệnh – chứng bệnh phong thấp, tăng cường chính khí trong cơ thể, ngăn ngừa kinh mạch tắc nghẽn. Khi các đường dẫn khí trong cơ thể thông suốt, chính khí được tăng cường, sẽ giúp ngăn ngừa hàn tà xâm nhập và gây bệnh. Nhờ đó, kiên trì sử dụng bài thuốc một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

đau ở cổ bên trái dưới cằm
Bài thuốc Phong tê thấp đã được nghiên cứu ứng dụng

Mua thuốc Phong tê thấp ở đâu?

Từ bài thuốc Phong tê thấp, đã có rất nhiều sản phẩm thuốc Phong tê thấp ra đời. Người bệnh nên lựa chọn sản phẩm được sản xuất bởi các công ty dược uy tín, đảm bảo cả chất lượng nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, lẫn chất lượng sản phẩm phân phối khi đến tay người tiêu dùng. Tiêu biểu trong số đó là Phong Tê Thấp Nhất Nhất – sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất, doanh nghiệp vừa nhận được Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, giải thưởng do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.

Phong Tê Thấp Nhất Nhất có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Sản phẩm phù hợp để điều trị các bệnh viêm khớp, thoái hóa, đau nhức xương… Người bị bệnh xương khớp có thể tham khảo sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Vân An

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.