Thoát vị đĩa đệm L4 L5 điều trị dứt điểm được không?

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là tình trạng bệnh lý xương khớp gây đau và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. May mắn là bệnh hoàn toàn có thể điều trị bảo tồn mà không cần xâm lấn bằng phẫu thuật.

thoát vị đĩa đệm L4 L5
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống

Để tìm ra cách điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm L4 L5 cần biết về vị trí tổn thương và nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý này.

Đĩa đệm L4 L5 nằm ở đâu?

Cơ thể người có 33 đốt sống, gồm 5 nhóm:

  • 7 đốt sống cổ, ký hiệu từ C1 đến C7
  • 12 đốt sống lưng, ký hiệu từ D1 đến D12
  • 5 đốt sống thắt lưng, ký hiệu từ L1 đến L5
  • 5 đốt sống hông, ký hiệu từ S1 đến S5
  • 4 đốt sống xương cụt.

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống với cấu trúc gồm hai phần chính là vòng bao xơ và nhân nhầy. Đĩa đệm giúp hấp thu các chấn động, giảm áp lực lên cột sống và bảo vệ cấu trúc xương.

Như vậy vị trí L4 L5 tương ứng với phần đốt sống tại vị trí cột sống thắt lưng. Đây là phần cột sống phải chịu áp lực lớn nhất vì nó chịu lực hầu hết khi nâng đỡ toàn bộ phần trên của cơ thể, chịu ảnh hưởng về lực mỗi khi cơ thể vận động, khuân vác, di chuyển… Vì vậy, vị trí này cũng rất dễ xảy ra tình trạng thoát vị.

Nghiên cứu cho thấy, thoát vị đĩa đệm L4 L5 chiếm đến 40-45% trong tổng số trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

thoát vị đĩa đệm l4 l5
Đĩa đệm L4 L5 là 2 đĩa đệm cuối cùng của đốt sống thắt lưng rất dễ bị tổn thương

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?

Đĩa đệm L4 L5 bị trượt sẽ chèn ép hoặc làm viêm dây thần kinh gần đó, tạo nên cơn đau lan tỏa dọc theo chiều dài của dây thần kinh. Xuất phát từ đặc điểm này mà bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 thường có các dấu hiệu như:

  • Cảm giác châm chích, tê, ngứa ran như điện giật: Xuất phát từ phần thắt lưng trở xuống mông và các ngón chân.
  • Đau vùng thắt lưng: Cơn đau cấp tính dữ dội như dao đâm đến mức không thể cử động được, xảy ra khi gắng sức, mang vác nặng, bê vật nặng sai tư thế. Cũng có khi cơn đau âm ỉ kéo dài dai dẳng nhiều ngày ngay cả khi người bệnh không làm gì. Cơn đau tăng về mức độ khi đứng lâu, đi lại, rặn, ho hoặc hắt hơi.
  • Đau vùng hông, đùi và chân: Cơn đau từ thắt lưng lan xuống hông, vùng đùi, bắp chân và có thể xuống cả các ngón chân.
  • Suy giảm chức năng vận động: Bệnh gây yếu cơ khiến người bệnh dễ bị vấp ngã hoặc vận động khó khăn.
thoát vị đĩa đệm l4 l5
Vị trí tổn thương sẽ quyết định triệu chứng đau tê người bệnh gặp phải

Các mức độ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

Tùy theo tình trạng bệnh, biểu hiện và những tác động lên bệnh nhân mà các chuyên gia chia thoát vị đĩa đệm L4 L5 ra làm 4 cấp độ gồm:

  1. Cấp độ 1: Nhân nhầy bên trong đã biến dạng một cách đáng kể làm phát sinh tình trạng phình và lồi đĩa đệm. Lúc này các lớp bao xơ vẫn chưa bị nứt rách nên triệu chứng chưa rõ ràng. Vì thế, bệnh nhân thường dễ bị nhầm thoát vị đĩa đệm lưng với các bệnh lý khác nên không quan tâm hoặc chữa trị không đúng cách.
  2. Cấp độ 2: Ở cấp độ này, tuy nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ, nhưng các vùng bao bọc bên ngoài đã có dấu hiệu suy yếu và gây chèn ép dây thần kinh. Bệnh nhân có những cơn đau vùng thắt lưng rõ ràng hơn so với giai đoạn 1.
  3. Cấp độ 3: Đĩa đệm của bệnh nhân ở giai đoạn này bắt đầu bị thoát vị. Phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài do bao xơ đã bị rách. Xuất phát từ nguyên nhân nhân nhầy thoát ra gây chèn ép thần kinh nên người bệnh sẽ rất đau nhức, đặc biệt là ở khu vực cột sống bị tổn thương.
  4. Cấp độ 4: Tình trạng thoát vị có xu hướng ngày càng nặng. Chính vì thế, nếu không được can thiệp kịp thời, khu vực thoát vị sẽ lan rộng, nhân nhầy đĩa đệm tách khỏi bao cơ, xuất hiện kèm các mảnh rời. Người bệnh ở giai đoạn này rất đau đớn và có thể bị liệt nửa người.

Lưu ý: Các cấp độ của thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể không diễn ra theo từng giai đoạn, mà tiến triển đột biến, nhất là khi bị tác động bởi một yếu tố nào đó đến từ bên ngoài.

thoát vị đĩa đệm l4 l5
Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm L4 L5 thường gặp

Điều trị thoát vị đĩa đệm l4 5 như thế nào?

Theo các chuyên gia cơ xương khớp, thoát vị đĩa đệm L4 L5 không nhất thiết cần phải can thiệp ngoại khoa. Người bệnh hoàn toàn có thể điều trị nội khoa và tuân thủ phác đồ điều trị. Một số phương pháp điều trị phổ biến:

1. Liệu pháp nhiệt

Liệu pháp nhiệt sử dụng chườm nóng và chườm lạnh giúp hỗ trợ giảm đau.

  • Chườm đá hoặc chườm lạnh: Cách này có thể giúp giảm bớt tình trạng viêm ban đầu và co thắt cơ liên quan đến thoát vị đĩa đệm L4 L5. Thông thường, chườm đá có hiệu quả nhất trong 48 giờ đầu tiên khi cơn đau lưng bắt đầu.
  • Chườm nóng có thể giúp giảm đau co thắt cơ sau 48 giờ đầu tiên. Bệnh nhân có thể dùng đệm sưởi ấm, khăn nóng, tắm nước nóng đều được.
  • Xen kẽ chườm nóng và lạnh: Một số người nhận thấy chườm nóng và lạnh xen kẽ giúp giảm đau tốt hơn.

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp có hiệu quả chậm nhưng lâu dài và giúp phục hồi tổn thương hiệu quả.

  • Các bài tập thoát vị đĩa đệm như kéo giãn cơ lưng có tác dụng phục hồi chức năng khá an toàn cho người bệnh, nhất là khi thực hiện những động tác thông thường như nâng và đi bộ.
  • Nắn chỉnh cột sống: Các bác sĩ sẽ tiến hành thao tác nắn khớp xương, xương để làm dịu cơn đau của bệnh nhân.

Châm cứu, massage: Cách làm này sẽ giúp xoa dịu cơn đau lưng bằng cách tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ và giải phóng endorphin – một chất giảm đau tự nhiên của cơ thể.

>> Xem thêm Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 có nguy hiểm không?

thoát vị đĩa đệm l4 l5
Các bài tập vật lý trị liệu nên có chuyên gia hướng dẫn để tập luyện an toàn

3. Thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm

Nhằm cải thiện tình trạng đau và căng cứng cơ cho bệnh nhân, một số loại thuốc cũng được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen có thể dùng để điều trị đau và viêm.
  • Thuốc giãn cơ: Co thắt cơ có thể đi kèm với đĩa đệm thoát vị L4 L5. Vì thế, các loại thuốc kê đơn này có thể giúp giảm các cơn đau do co thắt để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tiêm thuốc steroid ngoài màng cứng: Phương pháp này nhằm mục tiêu giúp giảm đau tạm thời để bệnh nhân có thể tuân thủ các biện pháp phục hồi chức năng.

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng bài thuốc Phong tê thấp

Theo Đông y, căn nguyên các bệnh lý về xương khớp là do bệnh phong thấp gây nên. Do vậy, dùng bài thuốc Phong tê thấp để điều trị bệnh phong thấp là biện pháp đem lại hiệu quả cao trong các bệnh lý này và có thể ứng dụng với tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5.

Bài thuốc Phong tê thấp nổi tiếng trong dân gian với 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) không chỉ điều trị các triệu chứng sưng đau xương khớp mà còn tăng cường chính khí trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn và rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Lưu ý khi lựa chọn và dùng thuốc Phong Tê Thấp

Có nhiều loại thuốc Phong tê thấp ra đời từ bài thuốc Phong tê thấp, tuy nhiên hiệu quả có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào thành phần, liều lượng và quy trình sản xuất.

Để lựa chọn được bài thuốc trị Phong tê thấp hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất bài thuốc này và ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng và phân phối bởi các công ty Dược uy tín, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.

Phong Tê Thấp Nhất Nhất được sản xuất từ bài thuốc bí truyền tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Sản phẩm phù hợp để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.

thoát vị đĩa đệm l4 l5
Phong Tê Thấp Nhất Nhất có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

5. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm L4 L5

Trong trường hợp điều trị nội khoa liên tục 6 tuần bệnh nhân không đỡ, phẫu thuật có thể được khuyến nghị. Đặc biệt trong các trường hợp:

  • Người bệnh đau dữ dội và gặp khó khăn trong việc duy trì các chức năng hàng ngày như đứng hoặc đi bộ.
  • Người bệnh có các triệu chứng thần kinh tiến triển như chân ngày càng yếu và/hoặc tê.
  • Mất chức năng ở ruột và bàng quang (gây khó kiểm soát tiểu tiện và đại tiện)

Thuốc, vật lý trị liệu và/hoặc các phương pháp điều trị nội khoa không làm giảm đáng kể các triệu chứng.

Nguyên An

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.