Đau cổ chân bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân từ cấp tính như bong gân, gãy xương tới mạn tính như viêm khớp, thoái hóa khớp. Tìm hiểu kỹ các nguyên nhân gây bệnh để điều trị đúng và kịp thời giúp giảm sưng đau cổ chân hiệu quả.
Đau xương cổ chân là hiện tượng rất thường gặp. Theo các chuyên gia thì hầu hết ai cũng trải qua cơn đau này tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Cổ chân là một khu vực phức tạp và hoạt động nhiều nhất trên cơ thể. Trong cổ chân có tới 26 xương và khớp nhỏ được liên kết với nhau bởi các mô mềm gồm cơ, gân, dây chằng, dây thần kinh và mạch máu.
Hầu hết các trường hợp sưng đau cổ chân diễn ra trong thời gian ngắn và do chấn thương mô mềm như bong gân hoặc căng cơ.
Những vết thương này sẽ dần lành lại khi được áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà. Tuy nhiên, có thể mất vài tháng để cổ chân hồi phục hoàn toàn nhưng người bệnh không cần tới bệnh viện để điều trị đau cổ chân.
Tuy nhiên, nếu sưng đau cổ chân không rõ nguyên nhân rõ ràng hoặc cơn đau càng ngày càng nặng hơn, không cải thiện hoặc kéo dài hơn vài tháng thì cần phải đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị đúng.
Bong gân cổ chân thường liên quan tới chấn thương của một hoặc nhiều dây chằng (các mô cứng, xơ kết nối giữa xương với xương). Bong gân cổ chân là chấn thương phổ biến dễ xảy ra khi bị ngã, đi bộ trên lề đường, ngã khi tham gia hoạt động thể thao.
Dây chằng cổ chân dễ bị bong gân nhất là dây chằng talofibular phía trước (ATFL). Khi bị bong gân dây chằng bên sẽ cảm nhận cơn đau ở bên ngoài mắt cá chân. Sưng, bầm tím ở cổ chân cũng có thể xảy ra.
Viêm gân mắt cá chân thường xảy ra khi các gân, phần kết nối cơ với xương bị kích thích và viêm
Một loại viêm mắt cá chân phổ biến là viêm gân bánh chè, tổn thương của gân bánh chè hoặc gân xương chậu. Hai gân này chạy dọc bên ngoài khớp cổ chân. Những người bị viêm bao gân gót chân hoặc xương chậu thường cho biết họ từng chạy bộ ở nơi không bằng phẳng hoặc trơn trượt, chơi các môn thể thao liên quan tới việc đổi hướng nhanh chóng.
Một loại viêm gân khác – viêm gân chày sau – thường gây đau mắt cá chân dần dần ở phần bên trong của khớp, cùng với sưng. Nếu không được điều trị, viêm gân chày sau có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng trong việc đi lại. Trong khi chấn thương do xoắn có thể gây ra viêm gân sau, hầu hết mọi người không thực sự nhớ được chấn thương cụ thể.
Gân Achilles là gân lớn nhất trên cơ thể, kết nối cơ bắp chân và bắp chân với xương gót chân. Viêm gân gót chân gây cảm giác rau rát, thắt chặt dọc theo mặt sau cổ chân. Sưng nhẹ và cứng khớp xảy ra vào buổi sáng cả ở gót chân và bắp chân.
Bất kỳ hoạt động nào gây áp lực lên gân Achilles đều có thể gây viêm gân, như chơi các môn thể thao yêu cầu khởi động và dừng lại đột ngột hoặc thay đổi hướng. Khi bạn mang giày không vừa, không khởi động trước khi chơi thể thao hoặc có gai xương ở gót chân cũng có thể dẫn tới viêm gân Achilles.
Đau sưng khớp cổ chân có thể do viêm khớp. Có ba loại viêm khớp thường ảnh hưởng tới cổ chân là:
Bị gãy xương cổ chân cũng là nguyên nhân gây đau cổ chân. Các xương có thể bị gãy là:
Tương tự như bong gân cổ chân thì trẹo chân hoặc lật cổ chân, vấp ngã hoặc ngã có thể gây gãy cổ chân.
Bên cạnh các cơn đau dữ dội và liên tục thì triệu chứng điển hình gãy cổ chân là sưng, bầm tím và không thể hoạt động ở bên cổ chân bị gãy. Nếu khớp cổ chân bị trật ra ngoài, cổ chân có thể bị biến dạng.
Khi đi khám, bác sĩ sẽ được kiểm tra vùng mắt cá chân và bàn chân để xem tình trạng sưng, đau và bầm tím. Việc kiểm tra phụ thuộc vào vị trí cơn đau và hỏi người bệnh về các chấn thương gần đây.
Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI để xem xét hình ảnh của xương và các mô mềm xem có bị tổn thương hay không.
Hầu hết các cơn đau xương cổ chân sẽ giảm đi khi được nghỉ ngơi, chườm đá và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Nên áp dụng các phương pháp giảm đau bác sĩ chỉ dẫn. Tuy nhiên, nếu đã nghỉ ngơi và áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà không có tác dụng bạn cần đi khám lại.
Một số cách trị đau cổ chân có thể thực hiện ngay tại nhà gồm:
Tuy không thể ngăn ngừa thoái hóa khớp hoặc các chấn thương cổ chân bất chợt, nhưng bạn vẫn có cách để giảm tối đa chấn thương cổ chân, giữ cho xương, dây chằng và gân chắc khỏe.
Các biện pháp nên thực hiện là:
Khi bị đau cổ chân được xác định nguyên nhân do thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp, bạn có thể sử dụng thuốc Phong Tê Thấp giúp giảm đau hiệu quả.
Thuốc Đông y Phong Tê Thấp ra đời từ bài thuốc Phong Tê Thấp bí truyền trị đau cổ chân hiệu quả, hạn chế và ngăn ngừa bệnh tái phát. Hiện sản phẩm được sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, dạng viên nén tiện dụng.
Phong Tê Thấp Nhất Nhất có bán ở các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đào Tâm