Đau gáy phải làm sao để điều trị thành công?

Đau gáy, đau sau gáy hay đau cổ gáy không chỉ gây hạn chế vận động mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Bạn có biết khi bị đau gáy phải làm sao?

Đau gáy phải làm sao
Tìm hiểu đau gáy phải làm sao để điều trị hiệu quả?

Các triệu chứng đau gáy

Các triệu chứng đau gáy cổ có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng và thời gian.

  • Cổ cứng, hạn chế vận động cổ
  • Đau nhói, đau như dao đâm
  • Đau khi quay cổ
  • Cơn đau lan lên đầu, ra vai và cánh tay
  • Có thể cảm thấy tê, ngứa ran hoặc yếu ở một trong hai tay

Đau gáy là dấu hiệu của bệnh gì?

Gáy được tạo thành từ các đốt sống kéo dài từ hộp sọ đến thân trên. Đĩa đệm hấp thụ sóc giữa các xương. Xương, dây chằng và cơ nâng đỡ đầu và giúp chuyển động. Bất kỳ sự bất thường, viêm hoặc chấn thương nào xảy ra với các bộ phận này cũng gây đau gáy.

Căng cơ

Căng cơ thường là do các hoạt động và hành vi như:

  • Sai tư thế như cúi đầu ngồi làm việc quá lâu, ngủ bị vẹo cổ…
  • Căng cơ cổ khi tập thể dục
Đau gáy phải làm sao
Ngồi sai tư thế là nguyên nhân dẫn đến đau gáy cổ

Chấn thương

Cổ gáy rất dễ bị chấn thương, đặc biệt là khi bị ngã, tại nạn, chơi thể thao… Nếu đốt sống cổ bị gãy, tủy sống cũng có thể bị tổn thương.

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh này gây viêm đỏ, sưng dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối, nhưng cũng có thể xảy ra với khớp cổ.

Loãng xương

Loãng xương làm suy yếu xương và có thể dẫn đến gãy xương nhỏ. Tình trạng này thường xảy ra ở tay hoặc đầu gối, nhưng cũng có thể xảy ra ở cổ.

Đau cơ xơ hóa

Bệnh gây đau cơ khắp cơ thể, đặc biệt là ở vùng cổ và vai.

Thoái hóa đốt sống cổ

Theo thời gian, sụn bị bào mòn ảnh hưởng đến xương và đĩa đệm, dẫn đến đau mỏi vùng cổ.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Đĩa đệm lồi ra do chấn thương hoặc do viêm xương khớp, sẽ tăng thêm áp lực lên tủy sống hoặc rễ thần kinh.

Bị đau gáy phải làm sao, có cần đi bệnh viện không?

Trong trường hợp bị đau gáy sau chấn thương mạnh, tốt nhất là đi đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nếu cơn đau gáy nhẹ và biến mất sau một vài ngày thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần và kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì nên đến bệnh viện để được thăm khám sớm.

Một số dấu hiệu bất thường kèm theo là:

  • Đau cổ gáy dữ dội
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn, nôn
  • Khó nuốt hoặc khó thở
  • Mệt và yếu
  • Cơn đau lan xuống cánh tay hoặc chân
  • Không có khả năng di chuyển cánh tay hoặc bàn tay
  • Không thể chạm cằm vào ngực
  • Rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột

Bị đau gáy làm thế nào để điều trị?

Để tìm nguyên nhân và chẩn đoán được chính xác bệnh, có thể bác sĩ cần thực hiện nhiều xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp CT, quét MRI, chọc dò thắt lưng…

Điều trị đau gáy phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.

1. Dùng thuốc Tây y

  • Thuốc giảm đau
  • Tiêm corticosteroid
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc kháng sinh (nếu bị nhiễm trùng)
  • Phẫu thuật

2. Các liệu pháp thay thế

  • Châm cứu
  • Điều trị chỉnh hình
  • Mát xa cổ vai gáy
  • Kích thích dây thần kinh điện qua da

3. Các biện pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà

Đau gáy nên làm gì nếu không muốn uống thuốc? Bạn có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ như sau:

  • Chườm đá trong vài ngày đầu. Sau đó, chườm nóng bằng miếng sưởi hoặc tắm nước nóng.
  • Dừng các môn thể thao, các hoạt động cần khiêng vác nặng.
  • Tập thể dục cho cổ mỗi ngày. Từ từ duỗi đầu theo chuyển động từ bên này sang bên kia và lên xuống.
  • Thực hành tư thế tốt. Thay đổi vị trí thường xuyên. Không đứng hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu.
  • Tránh kẹp điện thoại giữa cổ và vai.
  • Mát xa cổ nhẹ nhàng.
  • Sử dụng gối cổ đặc biệt để ngủ.
Đau gáy phải làm sao
Mát xa cổ vai gáy giúp lưu thông máu, giảm căng cơ và giảm đau hiệu quả

4. Dùng thuốc Đông y

Với nguyên nhân đau gáy là do các bệnh xương khớp thì giải pháp hiệu quả cao là dùng bài thuốc Phong tê thấp Đông y.

Bởi theo Đông y, các tình trạng sưng đau xương khớp, trong đó có đau gáy chủ yếu do bệnh phong thấp gây nên. Bệnh gây bế tắc, khí huyết ngưng trệ, khiến ngoại tà xâm nhập, gây cản trở sự vận hành của dòng máu nuôi cơ thể, dẫn đến đau nhức cơ bắp, gân cốt và xương khớp đau mỏi.

Để điều trị bệnh phong thấp, các thầy thuốc Đông y sử dụng bài thuốc Phong tê thấp với 8 vị dược liệu quý gồm Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh.

Bài thuốc Phong tê thấp có tác dụng:

  • Bổ can thận, ôn thông kinh mạch: Giúp mạnh gân cốt, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, tăng cường khả năng vận động.
  • Chống viêm, giảm đau, tiêu sưng: Giúp người bệnh giảm cảm giác sưng đau rõ rệt, mang lại sự dễ chịu và tác dụng nhanh.
  • Khu phong, trừ thấp, tán hàn: Giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh, hạn chế tái phát bệnh.
  • Hoạt huyết: Giúp tăng cường các chất dinh dưỡng cho khớp xương, đồng thời dẫn thuốc đến vị trí bị tổn thương ở khớp xương tốt hơn.

Nhờ những tác dụng này, bài thuốc không chỉ giúp giảm đau gáy nhanh chóng, mà còn tác động dần dần vào cơ địa, giúp mạnh gân cốt, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đau gáy phải làm sao
Bài thuốc Phong tê thấp dành cho người bị đau nhức xương khớp

Phong Tê Thấp – giải pháp cho người bị đau gáy do bệnh xương khớp

Từ bài thuốc Phong tê thấp bí truyền, các chuyên gia nghiên cứu sản xuất đã bào chế thành công thuốc Phong tê thấp dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản. Tiêu biểu như thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất.

Thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Nếu đang thắc mắc đau sau gáy phải làm sao, bạn có thể tham khảo sử dụng để điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa, hạn chế tái phát.

Vân Anh

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.