Cách điều trị đau lưng hông ở phụ nữ chuẩn nhất

Đau lưng hông ở phụ nữ là tình trạng khá phổ biến, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị. Đau lưng hông là bệnh xương khớp hay do nguyên nhân nào?

Nhận biết nguyên nhân gây đau lưng hông để điều trị chính xác
Nhận biết nguyên nhân gây đau lưng hông để điều trị chính xác

Triệu chứng đau lưng hông

Các triệu chứng đau lưng hông có thể khác nhau, mức độ cũng khác, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.

  • Ngồi hay đứng lâu đều đau
  • Đau khi nâng vác vật nặng
  • Đau cả khi nghỉ ngơi
  • Cơn đau ở lưng hông lan xuống gần mông
  • Đau lan xuống cẳng chân, bàn chân

Nguyên nhân đau lưng hông ở phụ nữ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng hông, phổ biến nhất là các nguyên nhân liên quan đến cơ xương khớp. Với phụ nữ, mắc một số bệnh phụ khoa cũng dẫn đến đau lưng hông.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Đĩa đệm có vai trò giảm áp lực lên cột sống, giúp cột sống linh hoạt hơn. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phần nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn ép lên dây thần kinh gây ra cơn đau.

Không chỉ bị đau lưng, thoát vị đĩa đệm thắt lưng còn dẫn đến tê và yếu chân.

đau lưng hông ở phụ nữ
Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng, tê và yếu chân

Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa hay còn gọi dây thần kinh hông to là dây thần kinh đi từ phần dưới thắt lưng đến ngón chân. Đau dây thần kinh tọa xảy ra do tình trạng thoát vị đĩa đệm tại cột sống thắt lưng gây chèn ép vào dây thần kinh. Ngoài cơn đau, người bệnh còn bị tê bì, châm chích vùng thắt lưng, mông, đùi.

Thoái hóa cột sống

Do lão hóa tự nhiên của cơ thể, cột sống cũng dần bị thoái hóa theo thời gian. Lớp sụn khớp và đĩa đệm hao mòn dần, gây ra những cơn đau âm ỉ, kéo dài.

Nếu bị thoái hóa cột sống thắt lưng, thì cơn đau sẽ gia tăng mỗi khi cúi người xuống, xoay người hoặc nâng đỡ vật nặng.

Gãy đốt sống

Chấn thương do té ngã hay loãng xương đều có thể dẫn đến gãy đốt sống. Gãy đốt sống vùng thắt lưng có những triệu chứng đau nhức đột ngột, đau tăng lên khi cử động, khó vận động…

Căng cơ

Căng cơ lưng dưới cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau lưng hông ở phụ nữ. Tình trạng này thường xảy ra ở những người ngồi nhiều hay đứng lâu một chỗ, ít vận động hoặc làm các công việc cần hoạt động nhiều ở một bên cơ thể tạo ra áp lực với cơ bắp, gân, dây chằng vùng lưng hông.

đau lưng hông ở phụ nữ
Căng cơ gây đau lưng hông ở phụ nữ

Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là bệnh viêm hệ thống mạn tính, có triệu chứng là tổn thương ở khớp cùng chậu, cột sống, các khớp ở chi. Triệu chứng sớm và thường gặp nhất là đau vùng thắt lưng. Cơn đau sẽ giảm dần khi cử động.

Bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới đau lưng hông ở phụ nữ.

Đau lưng hông ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Không chỉ gây đau đớn, hạn chế vận động, nếu không được điều trị, tình trạng đau lưng hông còn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Tiêu biểu là chèn ép tủy sống gây yếu liệt chân tay, tiêu tiểu không tự chủ, tăng tỷ lệ tàn tật, tăng chi phí điều trị.

Do đó, khi bị đau lưng hông nên đến bệnh viện khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Những cách điều trị đau lưng hông hiệu quả nhất

1. Dùng thuốc

  • Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol…
  • Thuốc giảm đau mạnh hơn có chứa tramadol ví dụ như ultracet
  • Thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs, giảm đau thần kinh khi có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh như pregabalin hoặc gabapentin
  • Thuốc giãn cơ khi có dấu hiệu căng cứng cơ như eperisone…

2. Vật lý trị liệu

Một số biện pháp như siêu âm trị liệu, chiếu laser, kích thích điện để giảm đau… kết hợp với các bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ lưng, cơ bụng… cũng thường được tư vấn cho người bệnh đau lưng hông.

Khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh vẫn nên thực hiện những kỹ thuật này thường xuyên để ngăn ngừa tái phát.

3. Phẫu thuật

Nếu các phương pháp như dùng thuốc và vật lý trị liệu không có hiệu quả, bác sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật. Phẫu thuật như thế nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau lưng hông.

4. Chăm sóc tại nhà

Trong 72 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện cơn đau, nên thực hiện ngay các biện pháp chăm sóc tại nhà. Nếu cơn đau không thuyên giảm mà ngày càng tăng mạnh, nên nghi ngờ trường hợp gãy đốt sống cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.

Một số biện pháp chăm sóc hỗ trợ giảm đau có thể thực hiện tại nhà:

  • Tạm thời dừng mọi hoạt động, tránh vận động mạnh vùng thắt lưng
  • Hạn chế nằm nghỉ quá nhiều, vẫn nên duy trì các hoạt động nhẹ nhàng hàng ngày
  • Chườm ấm vào vị trí đau giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng cứng cơ lưng
  • Nếu vùng lưng có biểu hiện sưng thì nên chườm đá để giảm sưng viêm

5. Dùng thuốc Phong tê thấp Đông y

Với các nguyên nhân đau lưng hông do các bệnh xương khớp thì phương pháp hiệu quả lâu dài được nhiều người bệnh tin chọn là dùng thuốc Phong tê thấp Đông y.

Bởi theo Đông y, các bệnh xương khớp chủ yếu là do tình trạng phong thấp gây ra. Phong, hàn, thấp xâm nhập gây bế tắc kinh mạch, khí huyết ngưng trệ, cản trở sự vận hành của dòng máu nuôi cơ thể, dẫn đến đau nhức cơ bắp, gân cốt, xương khớp đau mỏi.

Để điều trị bệnh phong thấp, các thầy thuốc dùng bài thuốc Phong tê thấp với 8 vị dược liệu quý gồm Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh.

Bài thuốc Phong tê thấp có tác dụng:

  • Bổ can thận, ôn thông kinh mạch
  • Chống viêm, giảm đau, tiêu sưng
  • Khu phong, trừ thấp, tán hàn
  • Hoạt huyết

Nhờ 4 công dụng này, bài thuốc Phong tê thấp không chỉ giúp giảm đau xương khớp nhanh chóng, mà còn tác động dần dần vào cơ địa, giúp mạnh gân cốt, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hiện nay bài thuốc Phong tê thấp đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm Thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị đau lưng hông có thể tham khảo sử dụng để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.

Vân Anh

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.