Bài thuốc hiệu nghiệm cho người bị đau lưng vùng xương chậu

Đau lưng vùng xương chậu gây giảm vận động, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và công việc của người bệnh. Tìm hiểu bài thuốc chữa đau lưng, giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đau lưng vùng xương chậu
Đau lưng vùng xương chậu có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Tìm hiểu cấu trúc vùng xương chậu

Xương chậu có hình quạt, có diện tích cấu tạo lớn nhất trong hệ thống xương khớp của cơ thể. Xương chậu nằm ở phần cuối của cột sống thắt lưng, nằm dưới thắt lưng bao quanh xương cột sống, xương cụt và nằm trên xương đùi, đan xen với xương hông và phần đầu xương đùi.

Vai trò chức năng chính của xương chậu:

  • Nâng đỡ phần thân trên
  • Giúp cơ thể cân bằng và chịu lực
  • Chứa và bảo vệ nội tạng vùng chậu, đường tiết niệu, cơ quan sinh sản
Đau lưng vùng xương chậu
Cấu trúc vùng xương chậu

Nguyên nhân đau lưng vùng xương chậu

Do có diện tích cấu tạo lớn nhất trong hệ thống xương khớp và bao bọc nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể nên bất kỳ sự bất thường nào xảy ra đều có thể gây đau lưng vùng xương chậu.

Một số nguyên nhân thường gặp là:

  • Lao động quá sức
  • Tư thế làm việc không đúng
  • Chấn thương
  • Sỏi thận
  • U xơ tử cung
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Viêm khớp cùng chậu
  • Thoái hóa khớp hông
  • Thoái hóa khớp háng

Trong số những nguyên nhân này, các bệnh lý xương khớp vùng chậu là phổ biến hơn cả.

Thoái hóa khớp hông

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp (vốn có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp) bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc, dịch nhầy bôi trơn suy giảm, các mô xung quanh tổn thương khiến cử động tại khớp gặp khó khăn. Cử động hông khó khăn kèm theo hao mòn sụn khớp và tăng ma sát giữa các đầu xương gây ra những cơn đau lưng vùng xương chậu.

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là tình trạng lớp sụn khớp ở hai đầu khớp háng bị hao mòn, khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau khi cử động. Khớp háng nối với xương chậu, nên dẫn đến những cơn đau nhức vùng chậu.

Đau lưng vùng xương chậu
Thoái hóa khớp háng gây đau lưng vùng chậu

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm chỉ tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Thoát vị đĩa đệm đặc biệt là các đốt sống L5, S1 khiến người bệnh bị đau lưng âm ỉ, kéo dài không dứt.

Viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm chỉ một khớp hoặc nhiều khớp giữa xương chậu và xương cột sống. Trong đa số các trường hợp viêm khớp cùng chậu thường được nhận định như là một phần của tình trạng viêm cột sống, gây đau thắt lưng, đau chân, đau vùng mông, căng cứng vùng hông và thắt lưng.

Điều trị đau lưng xương chậu bằng cách nào?

Các phương pháp điều trị đau lưng vùng xương chậu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Trong trường hợp cơn đau nặng và dai dẳng, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

Trong trường hợp các cơn đau nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và làm việc, người bệnh có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà với các biện pháp sau:

1. Nghỉ ngơi

Các cơn đau lưng vùng chậu, đau thắt lưng, đau hông thường thuyên giảm khi nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng, đặc biệt là các động tác cúi người nâng vật nặng lên.

2. Chườm ấm

Chườm ấm có tác dụng giãn mạch giúp máu lưu thông tốt hơn, tạo cảm giác dễ chịu và giảm cơn đau nhức. Để chườm ấm, bạn có thể dùng túi chườm hoặc đổ nước ấm vào chai rồi lấy khăn bọc lại, chườm nhẹ vùng thắt lưng xương chậu. Thực hiện khoảng 20 phút, mỗi ngày 2-3 lần sẽ giúp giảm đau khá hiệu quả.

Đau lưng vùng xương chậu
Chườm ấm giúp giảm đau lưng vùng chậu, tạo cảm giác dễ chịu hơn

3. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Để giảm đau, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen… Lưu ý, thuốc giảm đau chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng đau, có tác dụng tạm thời, không tác động vào nguyên nhân nên mỗi khi tái phát lại phải dùng thuốc, dẫn đến nhờn thuốc và gây hại cho gan, thận. Do đó, không nên lạm dụng thuốc giảm đau kẻo rước thêm bệnh vào người.

4. Dùng bài thuốc Đông y Phong tê thấp

Để hạn chế dùng thuốc giảm đau, xu hướng mới hiện nay của nhiều người là dùng bài thuốc Phong tê thấp Đông y. Giải pháp này không chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng mà còn giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Bởi theo các thầy thuốc Đông y, nguyên nhân chính gây ra các bệnh xương khớp là do phong thấp. Khi ngoại tà xâm nhập vào cơ thể khiến vệ khí suy yếu sẽ gây bế tắc kinh mạch, rối loạn khí huyết và sinh ra các triệu chứng nhức mỏi, sưng đau các khớp xương.

Do vậy, dùng bài thuốc Phong tê thấp sẽ giúp can thiệp vào nguyên nhân gây bệnh, tăng cường vệ khí trong cơ thể, bồi bổ can thận, để ngăn chặn ngoại tà xâm nhập. Khi kinh mạch, khí huyết thông suốt, không bị tắc nghẽn và rối loạn thì các chứng sưng đau, nhức mỏi xương khớp sẽ hết hoặc không còn.

Để làm nên hiệu quả này, bài thuốc Phong tê thấp đã phối hợp 8 vị dược liệu quý là Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh. Sự phối hợp hài hòa của các vị dược liệu theo công thức và cách bào chế bí truyền đã giúp bài thuốc có hiệu quả thực sự, được chứng minh qua nhiều thế hệ người bệnh.

Đau lưng vùng xương chậu
Trị đau lưng xương chậu bằng bài thuốc dân gian hiệu quả kỳ diệu

Mua bài thuốc Phong tê thấp ở đâu?

Từ bài thuốc này, các chuyên gia nghiên cứu sản xuất của Dược phẩm Nhất Nhất đã sản xuất thành công thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất dạng viên nén thuận tiện trong sử dụng và bảo quản.

Phong Tê Thấp Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị đau lưng vùng xương chậu do các bệnh lý xương khớp có thể tham khảo sử dụng để giảm nhanh triệu chứng sưng đau, viêm khớp, đồng thời ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Vân An

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.