Bị mỏi tay chân do bệnh phong thấp phải làm sao?

Tê mỏi tay chân do chứng bệnh phong thấp hay viêm đa khớp dạng thấp gây ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tìm hiểu ngay các giải pháp khắc phục.

Mỏi tay chân do bệnh phong thấp
Mỏi tay chân do bệnh phong thấp làm ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh

Mỏi tay chân do bệnh phong thấp là do đâu?

Bệnh phong tê thấp (tê thấp, phong thấp) là một thuật ngữ Đông y dùng để chỉ tình trạng viêm khớp dạng thấp, gây tổn thương tới nhiều cơ quan. Theo y học cổ truyền, bệnh phong thấp được quy là chứng Tý, xảy ra do các nhân tố như Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt xâm nhập vào cơ thể gây đau nhức dai dẳng, tê mỏi chân tay.

Bệnh phong thấp thường xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi là phổ biến. Các yếu tố tác động sẽ làm tăng nặng cơn đau mỏi tay chân như thay đổi thời tiết, cơ thể suy nhược, thay đổi lịch sinh hoạt, ăn uống không đủ dinh dưỡng,… sẽ gây hình thành và phát triển bệnh phong thấp.

Theo Tây y, viêm khớp dạng thấp do tình trạng tự miễn gây ra. Bệnh khởi phát khi hệ miễn dịch thay vì phải bảo vệ cơ thể thì lại tấn công chính các mô của cơ thể. Hệ quả là gây viêm màng trong khớp. Viêm khớp dạng thấp gây ra tình trạng đau, nóng, đỏ, sưng và mỏi tay chân.

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng tới các khớp ở cả hai bên cơ thể, như hai tay, hai cổ tay hoặc cả hai đầu gối. Sự đối xứng này sẽ giúp phân biệt được bệnh so với các loại viêm đau khớp khác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Chân tay yếu mỏi do bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Mỏi chân tay do phong tê thấp
Mỏi chân tay do phong tê thấp là một tình trạng bệnh mãn tính

Bị mỏi chân tay do bệnh phong thấp là một tình trạng bệnh mãn tính, tiến triển dai dẳng, khó chữa với mức độ nguy hiểm cao. Bệnh khiến cho xương khớp và các mô sụn bị tổn thương, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động. Bệnh kéo dài dễ khiến cho khớp chân tay yếu mỏi bị tổn thương, teo cơ, biến dạng và làm ảnh hưởng tới chức năng vận động. Ngoài ra, bệnh còn có thể ảnh hưởng tới mắt, tim, mạch máu, phổi, gan, thận và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Bệnh phong thấp gây đau nhức chân tay có xu hướng nặng hơn về đêm, khi thời tiết thay đổi hoặc khi độ ẩm trong không khí cao. Bị mất ngủ sẽ khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt trong ngày.

Bệnh phong tê thấp thường gặp ở phụ nữ nhiều gấp 2 – 3 lần so với nam giới. Tuy nhiên, nam giới nếu bị bệnh lại có các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Vì thế, nếu có biểu hiện mỏi chân tay nghi ngờ mình bị bệnh phong thấp thì nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Phương pháp chẩn đoán bệnh phong thấp

Mỏi chân tay do phong tê thấp
Chẩn đoán bệnh phong tê thấp cần chụp X-quang

Nếu nghi ngờ hiện tượng tê mỏi chân tay do bệnh phong thấp gây ra thì bạn nên tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp xét nghiệm, chụp chiếu để chẩn đoán bệnh.

Bệnh phong thấp hay viêm khớp dạng thấp sẽ được chẩn đoán kết hợp từ nhiều yếu tố. Cụ thể:

  • Vị trí và sự đối xứng của các khớp bị đau mỏi, đặc biệt là khớp bàn tay
  • Cứng khớp vào buổi sáng
  • Xuất hiện bướu và nốt dưới da
  • Kết quả chụp X-quang và xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu

Ngoài việc kiểm tra các vấn đề về khớp, bác sĩ cũng sẽ làm xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Xét nghiệm máu sẽ chỉ ra tình trạng:

  • Thiếu máu: Người bị viêm khớp dạng thấp có thể có số lượng tế bào hồng cầu thấp.
  • Tăng mức độ protein phản ứng C (CRP): Là dấu hiệu của phản ứng viêm. Một số người bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có thể cần xét nghiệm kháng thể kháng nhân dương tính (ANA), biểu hiện một bệnh tự miễn, nhưng xét nghiệm không cho thấy bệnh tự miễn nào.
  • Xét nghiệm kháng thể citrulline theo chu kỳ: Xét nghiệm cụ thể này để kiểm tra các kháng thể chống CCP, có thể cho thấy tình trạng viêm khớp dạng thấp.
  • Tốc độ lắng của tế bào máu (ESR): Máu đông lại nhanh như thế nào dưới đáy ống nghiệm có thể cho thấy tình trạng viêm nhiễm trong hệ thống.
  • Yếu tố dạng thấp (RF): Hầu hết người bị viêm khớp dạng thấp có kháng thể này trong máu. Tuy nhiên, yếu tố này cũng có thể xuất hiện ở những người không bị viêm khớp dạng thấp.

Điều trị bệnh phong thấp khiến chân tay yếu mỏi

Mỏi chân tay do phong tê thấp là một tình trạng bệnh mãn tính
Tình trạng mỏi chân tay do phong tê thấp cần kết hợp các biện pháp điều trị

Để giảm tình trạng mỏi chân tay do bệnh phong thấp cần kết hợp điều trị bằng thuốc, nghỉ ngơi, tập thể dục và có thể cần áp dụng phẫu thuật để khắc phục tổn thương khớp.

Các lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc một số yếu tố bao gồm tuổi tác, sức khỏe tổng quát, tiền sử bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Sử dụng thuốc Tây

Một số loại thuốc trị viêm khớp dạng thấp giúp giảm đau khớp, sưng và viêm. Một số loại thuốc giúp ngăn ngừa và làm chậm mức độ tiến triển của bệnh.

Một số loại thuốc Tây làm dịu đau mỏi chân tay gồm:

  • Thuốc giảm đau chống viêm, như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen
  • Thuốc giảm đau thoa trực tiếp lên da
  • Sử dụng corticosteroid
  • Thuốc giảm đau chứa acetaminophen

Đôi khi bác sĩ sẽ kê thuốc chống suy khớp điều chỉnh bệnh, hoạt động bằng cách can thiệp hoặc ngăn chặn sự tấn công của hệ miễn dịch vào khớp của người bệnh.

Cho khớp nghỉ ngơi

Mỏi chân tay do phong tê thấp
Nếu tình trạng viêm giảm, người bị phong tê thấp nên vận động nhẹ mỗi ngày

Khi bị phong tê thấp bạn nên chú ý điều chỉnh hoạt động của cơ thể. Khi vận động nên chú ý điều chỉnh tốc độ để tránh đau mỏi chân tay. Khi bệnh bùng phát, tình trạng viêm tệ hơn thì tốt nhất là nên cho khớp nghỉ ngơi. Nên dùng nẹp hoặc băng cố định vùng bị đau.

Nếu tình trạng viêm thuyên giảm thì người bệnh nên duy trì tập thể dục thường xuyên. Các bài tập giúp cho các khớp trở nên linh hoạt và tăng cường các cơ bao quanh. Nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ nhanh hoặc bơi lội, bài tập kéo giãn cơ để tăng cường sức bật cho khớp.

Điều trị phong tê thấp gây mỏi chân tay theo Đông y

Theo Đông y, bệnh phong thấp được chia thành ba thể (thể hành tý, thể hàn tý và thể thấp tý) tương ứng với từng bài thuốc điều trị. Bài thuốc Đông y được dùng trong điều trị phong thấp có tác dụng điều trị các triệu chứng, khắc phục căn nguyên gây bệnh và ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc Phong tê thấp kết hợp các thành phần thảo dược giúp điều trị các tình trạng viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa,… giúp cải thiện hiện tượng tê mỏi chân tay hiệu quả. Thuốc không chỉ trị triệu chứng mà còn tác động dần giúp thay đổi cơ địa, tăng cường dương khí để dương khí trong cơ thể không bị thoát ra ngoài. Nhờ vậy, sử dụng thuốc một thời gian sẽ giúp ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Hiện nay bài thuốc Phong tê thấp bí truyền đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO dưới dạng viên nén tiện dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đào Tâm

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.