Phong thấp là một bệnh tự miễn gây ra các cơn đau dữ dội nhưng lại không thể điều trị dứt điểm. Vậy khi bị bệnh phong thấp phải làm sao để điều trị giảm nhẹ các triệu chứng và hạn chế tái phát?
Bệnh phong thấp là tên gọi dân gian của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một bệnh mạn tính do sự rối loạn miễn dịch gây ra, khiến hệ thống miễn dịch tấn công vào chính các mô trong cơ thể.
Phong thấp gây ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, gây sưng đau cuối cùng có thể dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp như cứng khớp, dính khớp… ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Viêm khớp mắt cá, khớp gối hoặc khớp bàn chân có thể gây khó khăn khi đi đứng và cúi người.
Từ lâu, người ta đã rất sợ chứng phong thấp bởi nó là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tàn phế cả đời. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ diễn tiến mạn tính với những đợt tiến triển liên tiếp, các khớp nhanh chóng bị biến dạng và không thể hồi phục.
Những dấu hiệu ban đầu của bệnh phong thấp rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về viêm khớp khác. Tuy nhiên, dù là một bệnh mạn tính nhưng bệnh phong thấp lại có những đợt cấp tính và ổn định. Người bệnh có thể nhận biết bệnh phong thấp qua một số dấu hiệu điển hình dưới đây:
Đối với bệnh phong thấp, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc khác nhau. Mục đích chính của các thuốc này là giảm tình trạng viêm và các cơn đau do bệnh gây ra, ức chế miễn dịch đồng thời rèn luyện các bài tập vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi phù hợp để mau chóng hồi phục khả năng vận động của xương khớp.
Các phương pháp điều trị bệnh phong thấp từ Tây y như sau:
Thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh nhưng các nhóm thuốc này cũng có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm gây hại cho gan, thận, gây suy giảm miễn dịch và ít có khả năng phục hồi sụn khớp nên viêm khớp dễ tái phát.
Theo Đông y, bệnh phong thấp còn được gọi là “tý chứng” – chỉ tình trạng tắc nghẽn khí huyết trong kinh mạch. Hai Danh y là Tuệ Tĩnh và Hãi Thượng Lãn Ông cũng đã từng đề cập đến căn bệnh này và cho rằng, nguyên nhân gây bệnh phong thấp là do nguyên khí hư yếu tạo cơ hội cho các tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
Để điều trị phong thấp, Đông y thường dùng các bài thuốc Phong tê thấp với vị quân dược là Mã tiền và gia giảm thêm các vị dược liệu khác.
Bài thuốc Phong tê thấp nổi tiếng trong dân gian với 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) đã được áp dụng để điều trị chứng bệnh phong thấp từ lâu đời. Thuốc không chỉ điều trị các triệu chứng sưng đau xương khớp mà còn tăng cường chính khí trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn và rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Có nhiều loại thuốc Phong tê thấp ra đời từ bài thuốc Phong tê thấp, tuy nhiên hiệu quả có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào thành phần, liều lượng và quy trình sản xuất.
Để lựa chọn được bài thuốc trị Phong tê thấp hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất bài thuốc này và ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng và phân phối bởi các công ty Dược uy tín, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Phong Tê Thấp Nhất Nhất được sản xuất từ bài thuốc bí truyền tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Sản phẩm phù hợp để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.
Tập luyện thể dục thể thao là phương pháp luôn được các bác sĩ khuyến khích. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên hàng ngày giúp làm tăng sự dẻo dai, hạn chế thoái hóa các khớp và ngăn ngừa các bệnh xương khớp hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các bài tập, môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe, thể lực của mình.
Trong thuốc lá có chứa nhiều chất làm hạn chế vận chuyển các chất dinh dưỡng trong máu đến bổ sung cho xương khớp. Muốn phòng tránh bệnh xương khớp, bạn nên hạn chế hoặc bỏ thuốc lá, cũng như các chất kích khác như rượu bia…
Cân nặng vượt quá mức sẽ gây ra áp lực lớn lên các xương khớp, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp. Vì vậy, bạn nên thường xuyên theo dõi trọng lượng cơ thể, cân bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập để tránh bị thừa cân, béo phì.
Chế độ ăn hợp lý, khoa học, tuyệt đối tránh các loại đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, tăng khẩu phần rau xanh, trái cây hàng ngày, bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao giúp xương luôn khỏe mạnh.
Ds. Nguyễn Minh