Điều nên và không nên làm khi bị đau cổ không quay được đầu
Bị đau cổ không quay được là hiện tượng cứng cổ khiến cho khớp cổ khó cử động xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tìm hiểu cách giảm đau và biện pháp phòng ngừa đau cổ không xoay được hiệu quả.
Hầu hết chúng ta đều từng bị cơn đau cổ không quay đầu được và thấy thật sự khó chịu. Tình trạng cứng cổ có thể xuất hiện sau khi thức dậy vào sáng sớm hoặc có thể gặp phải trong ngày khi bạn di chuyển đồ đạc nặng. Trong hầu hết các trường hợp đau cổ không xoay được đều tự hết trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, nếu biết rõ nguyên nhân và các chăm sóc khớp cổ tại nhà cơn đau sẽ nhanh biến mất hơn.
Nguyên nhân thường gặp gây đau cổ không quay được đầu
Đau cổ không quay được có cảm giác phần khớp cổ cứng lại khó chuyển động. Cơn đau lan xuống cả phần vai, lưng trên hoặc cánh tay. Cử động cổ có thể bị hạn chế, thường là chỉ quay được sang một bên. Đau cổ là cảm giác đau ở bất kỳ vị trí nào từ vùng dưới đáy hộp sọ cho đến vai, cổ bao gồm:
Xương và khớp của cột sống cổ (đốt sống cổ)
Đĩa đệm ngăn cách các đốt sống cổ và hấp thụ sốc khi di chuyển.
Các cơ và dây chằng cổ giữ cột sống cổ liên kết với nhau.
Đau cổ có thể xuất phát từ chấn thương của một hoặc nhiều vùng này và cũng có thể từ nguyên nhân khác.
Thường đau cứng cổ không quay đầu được là do bị căng cơ, bong gân mô mềm hoặc viêm các khớp cổ. Một số hoạt động phổ biến có khả năng gây ra đau cổ không quay đầu được gồm:
Giữ nguyên vị trí đầu ở một tư thế hướng về phía trước trong thời gian dài khi làm việc, xem TV hoặc đọc sách.
Ngủ trên gối quá cao, quá thấp, không đỡ đầu hoặc nằm sấp khi ngủ khi cổ đang ở trạng thái bị vẹo hoặc cong.
Để tay hoặc nắm tay trên trán trong thời gian dài.
Bê vác nặng ở vùng cổ vai gáy gây áp lực tới phần cổ dễ gây đau cổ không xoay đầu được.
Một số vấn đề sức khỏe có thể gây ra tình trạng đau cổ không xoay được đầu:
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ:Là phần bảo vệ bên ngoài của đĩa đệm ở cột sống cổ bị rách và khiến phần bên trong rò rỉ ra ngoài gây chèn ép và gây viêm cho các mô lân cận.
Thoái hóa đĩa đệm đốt sống cổ: Khi đĩa đệm bị thoái hóa mất nước và chiều dài khi bị lão hóa sẽ gây áp lực tăng lên các khớp, dây thần kinh và mô mềm lân cận như dây chằng và cơ. Quá trình này có thể dẫn tới đau và cứng cổ.
Viêm khớp cổ:Gây ra các cơn đau cổ kèm theo tê, ngứa ran hoặc yếu ở cánh tay trên hoặc bàn tay.
Một số trường hợp hiếm gặp như bị nhiễm trùng hoặc khối u cũng có thể gây ra triệu chứng cứng cổ không quay đầu được.
Triệu chứng phổ biến của tình trạng đau cứng cổ
Cứng cổ có nhiều mức độ khác nhau từ cảm giác khó chịu cho tới cực kỳ đau, buốt và khó di chuyển. Thông thường nếu cố gắng quay đầu khi đang bị đau cứng cổ sang một bên hoặc một hướng cụ thể sẽ dẫn tới cơn đau buốt đến mức phải ngừng chuyển động.
Giới hạn chuyển động cổ có thể ảnh hưởng tới hoạt động mỗi ngày của bạn. Nếu bạn bị đau cổ không quay đầu được sang một hướng thì có thể khiến bạn phải tạm ngừng tự lái xe di chuyển hàng ngày cho tới khi các triệu chứng khá lên.
Điều Nên và Không nên làm khi bị đau cổ không quay đầu được
Điều nên làm để giảm đau cổ
Nghỉ ngơi:Hãy thư giãn vùng khớp cổ trong một đến hai ngày để giúp cho các mô đang bị thương có cơ hội tự lành lại, sẽ giúp giảm cứng và co thắt cơ. Tuy nhiên chỉ nên ngừng hoạt động cơ ở cổ trong một tới hai ngày, sau đó nên cố gắng hoạt động bình thường bởi nếu không hoạt động nhiều có thể dẫn tới suy yếu các cơ.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Có thể áp dụng liệu pháp lạnh bằng cách chườm đá sẽ giúp giảm triệu chứng đau cổ do giúp giảm viêm tại chỗ. Chườm đá trong vòng 24 giờ đến 48 giờ kể từ khi bị đau cổ sẽ giúp giảm viêm nhanh chóng. Mặt khác, chườm nóng lên cổ giúp thúc đẩy lưu thông máu giúp cho quá trình chữa lành vết thương tốt hơn. Có thể áp dụng một trong hai biện pháp này hoặc có thể sử dụng luân phiên.
Uống thuốc Tây: Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm viêm để trị chứng đau nhức cổ không quay được đầu. Một số loại thuốc NSAID gồm ibuprofen và naproxen. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ và tương tác thuốc.
Thực hiện bài tập kéo giãn nhưng tránh chuyển động đột ngột: Kéo căng cơ có thể giúp giảm đau và cứng khớp đồng thời giúp ngăn ngừa chứng này trong tương lai. Quan trọng là phải kéo giãn nhẹ nhàng và chậm rãi. Chuyển động đột ngột có thể gây viêm, đau và chấn thương nghiêm trọng hơn. Có thể xoay đầu chậm chậm từ bên này sang bên kia.
Điều chỉnh tư thế ngủ để giảm đau cổ không quay đầu: Bạn có thể giảm đau cứng cổ hiệu quả chỉ bằng cách điều chỉnh nơi ngủ gồm: nằm trên tấm đệm vững chắc, sử dụng gối vừa phải, chỉ nằm ngửa hoặc nghiêng khi ngủ, thư giãn trước khi đi ngủ.
Những điều không nên làm để giảm đau cổ
Không nên đeo vòng cố định cổ. Thay vào đó, người bị đau cổ không xoay được nên duy trì mức độ hoạt động bình thường nếu như có thể, đặc biệt sau một đến hai ngày đầu tiên.
Không tham gia các hoạt động thế chất khi bị đau cổ không xoay được đầu. Bạn nên hạn chế nâng vật nặng và các hoạt động có thể gây áp lực lên cơ cổ bất cứ khi nào bị đau.
Phương pháp phòng ngừa cơn đau cổ không xoay được đầu
Một số biện pháp sau đây có thể giúp ngăn ngừa chứng đau cứng cổ:
Sử dụng tai nghe để nói chuyện điện thoại, tránh giữ điện thoại giữa vai và tai.
Cố gắng không nhìn xuống điện thoại di động hoặc máy tính bảng trong thời gian dài. Giữ thiết bị ngang tầm mắt bất cứ khi nào có thể và thường xuyên dành thời gian giải lao.
Có tư thế ngồi làm việc khoa học: để màn hình ngang tầm mắt, bàn chân phẳng trên sàn và đảm bảo cánh tay được đỡ. Ngoài ra, tập trung vào việc giữ đầu thẳng mà không cúi về phía trước.
Thay vì dùng túi đeo một bên có thể gây áp lực cho cổ, bạn có thể dùng balo để đựng đồ nặng khi di chuyển.
Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn: Việc ngồi hoặc lái xe trong thời gian dài có thể gây áp lực lớn cho vùng cổ. Vì thế hãy chú ý đứng dậy, đi bộ và vươn vai ít nhất mỗi giờ một lần.
Sử dụng tấm đệm và gối chất lượng cao để có khả năng hỗ trợ cho vùng cổ hiệu quả.
Luyện tập thể thao đều đặn: Việc vận động cơ thể có thể giúp giảm căng thẳng và co cứng cơ. Một số hoạt động không làm ảnh hưởng đến cơ cổ như: đi bộ, bơi lội, đi xe đạp hoặc tập yoga có thể có tác dụng.
Thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất – Trị đau cổ không quay được đầu hiệu quả
Đông y có nhiều bài thuốc chữa bệnh đau xương khớp đặc biệt là đau cổ không quay đầu được, hiệu quả nhất là bài thuốc Phong tê thấp (gồm 8 vị thuốc quý).
Thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất từ bài thuốc Đông y Phong tê thấp bào chế dạng viên nén bao phim giúp giảm đau cổ không quay đầu được hiệu quả. Sản phẩm được sản xuất từ thảo dược giúp trừ tê thấp, đau nhức xương khớp hiệu quả.
Đào Tâm
Post Views:1.203
Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT
Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.
Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.