Đau nhức xương bả vai là hiện tượng rất phổ biển bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới đau nhức xương bả vai trái và cách xử trí.
Để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra đau nhức xương bả vai trái không hề đơn giản. Tuy vậy biết được nguyên nhân gây ra cơn đau sẽ tìm được biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa phù hợp.
Bả vai là xương hình tam giác ở mặt sau của vai, về mặt y học được gọi là xương bả vai. Mỗi xương bả vai kết nối xương cánh tay trên với xương đòn và có ba nhóm cơ gắn vào đây. Các cơ này giúp cử động khớp vai được dễ dàng.
Vai có phạm vi chuyển động rộng. Các cơ kết nối xương bả vai cho phép vai xoay, di chuyển theo vòng tròn, di chuyển lên xuống và sang bên.
Vì vai có thể di chuyển theo nhiều cách nên rất dễ bị chấn thương gây ra đau xương bả vai. Đau nhức xương bả vai trái là đau nhức phần xương tam giác mặt sau của vai trái. Trong một số trường hợp, đau xương bả vai không đơn giản là do chấn thương mà có thể đau do một cơ quan khác gây ra.
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra đau xương bả vai trái. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây ra cơn đau gồm:
Tuy nhiên bị đau nhức xương bả vai có thể khó xác định hơn. Một số tình trạng có thể gây ra đau xương bả vai gồm:
Một số nguyên nhân sẽ gây ra đau nhức xương bả vai trái nhiều hơn bên phải. Ví dụ một cơn đau tim có nhiều khả năng gây đau xương bả vai trái hơn. Còn bị bệnh túi mật lại dễ gây đau nhức xương bả vai bên phải. Căng cơ có thể xảy ra ở một trong hai xương bả vai tùy thuộc vào vị trí chấn thương.
Dưới đây là các nguyên nhân chính gây đau nhức xương bả vai:
Ngồi sai tư thế thời gian dài có thể khiến cột sống bị thay đổi cấu trúc và gây đau bên dưới xương bả vai. Khi ngồi gập lưng, nghiêng đầu xuống hoặc ngồi lệch sang một bên khi làm việc hoặc đọc sách bằng điện thoại. Duy trì lâu tư thế này sẽ dẫn đến suy yếu cơ vai, gây áp lực lên đĩa đệm, cơ và dây chằng cột sống. Khi ngồi ở tư thế lệch bên trái thường xuyên ngoài cơn đau nhức xương bả vai trái còn dễ bị đau lưng trên.
Nâng tạ quá đầu mà không đúng kỹ thuật rất dễ khiến lưng và vai bị chấn thương. Khi nâng một vật quá nặng hoặc nếu vật giữ xa cơ thể với cột sống không thẳng thì sẽ tạo áp lực cao lên lưng trên. Nâng vật nặng quá đầu có thể làm căng cơ hoặc bong gân dây chằng hoặc có khả năng gây chấn thương khớp vai hoặc cột sống, có thể dẫn tới đau dưới hoặc gần xương bả vai.
Có một số hoạt động sử dụng nhiều tới xương bả vai như dọn dẹp đồ đạc, chơi bóng rổ, bóng ném,… Việc hoạt động quá mức có thể dẫn đến căng cơ và bong gân dây chằng, có thể gây ra đau nhức xương bả vai và cột sống. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi lớp ngoài của đĩa đệm bị rách và lớp bên trong (nhân tủy) bắt đầu bị rò rỉ bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau và có thể làm viêm rễ thần kinh gần đó gây đau lan xuống bả vai, cánh tay và bàn tay. Thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ dưới có nhiều khả năng lan tỏa vào hoặc gần khu vực xương bả vai. Dù ít phổ biến hơn nhưng bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống ngực cũng gây ra đau xương bả vai.
Một số vấn đề về xương khớp tiềm ẩn có thể gây đau nhức xương bả vai trái. Khi tuổi tác tăng lên, tình trạng thoái hóa khớp gây đau xương bả vai. Một số bệnh đi kèm gồm:
Một số bệnh tim gây ra cơn đau nhức xương bả vai trái. Ví dụ như bóc tách động mạch chủ là một tình trạng bệnh nghiêm trọng, đe dọa tính mạng xảy ra khi động mạch lớn nhất của tim bị rách và có thể di chuyển dưới hoặc gần xương bả vai. Cơn đau tim cũng có thể biểu hiện như cảm giác đau ở lưng trên và bả vai đặc biệt đối với nữ giới.
Nhiều trường hợp bị đau nhức xương bả vai đã giảm đau khi thực hiện một số cách dưới đây:
Hoạt động thể chất rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Tập thể dục làm tăng cường sức lực ở các vùng lưng, giúp giảm đau. Bạn có thể tập chống đẩy, kéo xà và bài tập khớp vai giúp tăng cường cơ bắp vùng vai, lưng và bụng.
Yoga và các bài tập căng cơ giúp cải thiện lưu thông đến cơ và khớp. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp cải thiện hoạt động cơ vai và giảm đau.
Động tác căng cơ vai giúp giảm đau gồm các bước:
Đôi khi bạn chỉ cần nghỉ ngơi để hồi phục sau cơn đau nhức xương bả vai đặc biệt nếu như nguyên nhân là do hoạt động quá mức hoặc ngồi sai tư thế.
Chườm nóng và chườm lạnh bả vai có thể giúp giảm cảm giác đau nhức ở vai. Thông thường bạn nên chườm trong 15 phút mỗi lần và lặp lại sau bốn giờ.
Xoa bóp xương bả vai bị đau sẽ giúp giảm đau hiệu quả trong nhiều trường hợp. Đặc biệt nếu cơn đau là do hoạt động quá mức của cơ hoặc khớp do chấn thương.
Thức ăn có thể gây ra tình trạng viêm trong cơ thể và có thể làm bạn đau nhức xương vai nhiều hơn. Hãy tránh ăn đồ ăn chế biến sẵn và ăn nhiều các loại trái cây và rau xanh. Chọn thực phẩm giàu axit béo omega-3 sẽ hữu ích khi bị đau nhức xương bả vai.
Một số thuốc giúp giảm đau nhức xương bả vai như thuốc chống viêm, thuốc giảm đau. Đôi khi bác sĩ sẽ điều trị bằng steroid dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc tiêm giảm đau và giảm viêm. Thuốc giãn cơ cũng được kê đơn đối với một số trường hợp đau xương bả vai.
Trong khi dùng thuốc Tây hoặc tiêm steroid để giảm đau nhức xương vai sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng không nên điều trị kéo dài bởi sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Vì thế thay vì sử dụng Tây y, người bệnh có thể chuyển hướng sang dùng thuốc Đông y. Khi bị đau nhức xương bả vai nên dùng thuốc Phong Tê Thấp Đông y.
Được bắt nguồn từ bài thuốc bí truyền thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO giúp trừ tê thấp, giảm đau nhức xương khớp vai hiệu quả. Thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đào Tâm