Tê tay chân khi ngủ có thể dẫn đến mất ngủ, rối loạn giấc ngủ và kéo theo nhiều hệ lụy. Xác định tê tay chân khi ngủ là bệnh gì để điều trị bệnh chính xác.
Bị tê tay, tê chân trong và sau khi ngủ dậy là hiện tượng các ngón tay, ngón chân hoặc cả bàn tay, bàn chân, cánh tay hay cẳng chân bị tê cứng và khó cử động. Tình trạng này có thể trở nặng thành cơn đau và lan đến các vùng lân cận như vai, cổ, gáy hoặc hông, đùi…
Tê tay chân khi ngủ có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý, tuy nhiên trình trạng này thường bị bỏ qua vì người bệnh cho rằng không quá nghiêm trọng.
Đối với hiện tượng tê tay chân khi ngủ, có thể do những nguyên nhân sau:
Do nằm nghiêng một bên, gối tay lên đầu khi ngủ có thể gây chèn ép các mạch máu, khiến máu không được vận chuyển đến các vùng ngón tay, bàn tay hoặc cánh tay. Do đó, sẽ gây ra tình trạng tê tay trong khi ngủ.
Ngoài ra, những người làm công việc văn phòng thường có thói quen lấy tay làm gối để ngủ trưa trên bàn hoặc trên ghế. Đây cũng là nguyên nhân khiến tay bị tê cứng, khó chịu vì khi đó, vị trí của tay cao hơn tim, đồng thời, tay bị đè nên quá trình tuần hoàn máu gặp nhiều cản trở.
Liệt giấc ngủ tình trạng não bộ gửi tín hiệu tê liệt đến các chi hoặc toàn bộ cơ thể khi đang ngủ nhằm mục đích ngăn cản các giấc mơ. Điều này dẫn đến tình trạng tay chân tạm thời bị tê liệt trong lúc ngủ. Khi thức dậy, con người vẫn nhận thức được tình trạng của cơ thể nhưng lại không cử động được tay chân.
Khi thần kinh trung ương gặp căng thẳng kéo dài làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn bị mất ngủ lâu ngày sẽ tạo nên một áp lực lớn cho não bộ. Tình trạng này dẫn đến hoạt động của hệ thần kinh bị tê liệt và gây tê tay chân khi ngủ. Thậm chí có thể là run cả tay và chân.
Hội chứng ổng cổ tay thường gặp phụ nữ đang mang thai hoặc những người có công việc chuyên môn phải sử dụng cổ tay nhiều. Tình trạng này trong thời gian dài sẽ gây viêm bao hoạt dịch thứ phát và dẫn đến rối loạn hệ thần kinh ngoại vi. Không chỉ tê bì, người bệnh còn thấy đau cứng ở cả hai bên cánh tay, đặc biệt là về đêm, khiến người bệnh mất ngủ. Cơn đau cũng có thể lan sang những khu vực xung quanh.
Khi đường huyết tăng cao, sẽ làm chậm quá trình dẫn truyền các dây thần kinh. Một số trường hợp còn bị rối loạn cảm giác do đường huyết cao làm tổn thương bao Myelin. Độ nhớt và cholesterol bị lắng đọng trong máu tăng lên khi đường huyết cao sẽ gây ra chứng xơ vữa và tắc nghẽn mạch máu, làm suy giảm lưu thông, tuần hoàn của mạch máu và các chất dinh dưỡng, cũng như hệ thần kinh ngoại biên. Do đó, những người bị tiểu đường thường gặp phải biến chứng tê tay chân cả trong và sau khi ngủ.
Tê bì tay chân khi ngủ có thể do mắc phải tim mạch, khi quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng.
Khi cơ thể thiếu hụt các khoáng chất như calci, kẽm, sắt, kali… hoặc vitamin nhóm B, D do chế độ ăn hàng ngày cung cấp không đủ cũng có thể gây ra tình trạng tê tay chân khi ngủ bởi vì các chất này đều có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh.
Tình trạng béo phì, thừa cân và ít vận động cũng ảnh hưởng rất lớn đến các chi và hệ xương khớp vì quá trình lưu thông mạch máu bị cản trở.
Sau khi xác định được hay tê bì chân tay là bệnh gì, sẽ tìm ra cách để khắc phục hiệu quả.
Nếu nghi ngờ là các bệnh lý nghiêm trọng như tim mạch, tiểu đường… tốt nhất là nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trong một số trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do thói quen không tốt khi ngủ hoặc bạn muốn khắc phục tạm thời chứng tê tay khi ngủ dậy thì có thể tham khảo một số biện pháp sau:
Bài thuốc Đông y Phong tê thấp hiện đã được chuyển giao sản xuất thành dạng viên nén tiện dụng, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị tê tay chân khi ngủ do các bệnh lý xương khớp có thể tham khảo sử dụng để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Ds. Nguyễn Minh