Tìm đúng giải pháp cho tình trạng thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng nếu không được điều trị có thể gây tàn phế. Bởi vậy, điều trị thoái hóa khớp háng càng sớm càng giảm gánh nặng y tế và chi phí điều trị.

thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng cần điều trị càng sớm càng tốt

Thoái hóa khớp háng bệnh học

Thoái hóa khớp háng gây đau và cứng khớp, khiến người bệnh khó thực hiện các hoạt động hàng ngày như cúi xuống để buộc dây giày, đứng dậy khỏi ghế hoặc đi bộ một quãng ngắn. Vì tình trạng thoái hóa khớp diễn biến nặng dần theo thời gian nên càng điều trị sớm thì càng có thể giảm bớt ảnh hưởng của bệnh.

Trong bệnh thoái hóa khớp, phần sụn ở khớp háng bị mòn dần theo thời gian. Khi sụn mòn đi, nó trở nên sờn và thô ráp, không gian bảo vệ giữa các xương giảm. Điều này khiến xương cọ xát vào xương. Để bù đắp cho phần sụn bị mất, xương bị tổn thương có thể bắt đầu phát triển ra ngoài và hình thành các gai xương.

>> Xem thêm Nhức mỏi tay chân vào ban đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp, gồm:

  • Tuổi già
  • Di truyền (gia đình có người bị thoái hóa khớp)
  • Đã từng bị chấn thương khớp háng
  • Thừa cân, béo phì
  • Dị tật bẩm sinh khớp háng – loạn sản xương

Tuy vậy, nhiều người bị thoái hóa khớp háng ngay cả khi không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào được kể trên.

>> Xem thêm Bạn có biết đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng gì để giảm đau?

Triệu chứng thoái hóa khớp háng

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoái hóa khớp háng là đau. Cơn đau này trầm trọng hơn theo thời gian, mặc dù cũng có thể khởi phát đột ngột. Đau và cứng khớp thường tồi tệ hơn vào buổi sáng, hoặc sau khi ngồi hay nghỉ ngơi một lúc.

Sau một thời gian, cơn đau xảy ra thường xuyên hơn, kể cả khi nghỉ ngơi hoặc đang ngủ.

Các triệu chứng khác gồm:

  • Đau lan xuống đùi, mông hoặc đầu gối
  • Cơn đau bùng phát khi hoạt động mạnh
  • Cứng khớp háng gây khó khăn khi đi lại hoặc cúi gập người
  • Giảm phạm vi chuyển động ở hông ảnh hưởng đến khả năng đi lại và có thể khiến bước đi trở nên khập khiễng
  • Trời mưa khiến tình trạng đau nặng hơn

Thoái hóa khớp háng Xquang có đặc điểm gì?

Chụp X-quang khớp háng sẽ nhìn thấy hình ảnh cấu trúc xương thay đổi, không gian khớp bị thu hẹp, các gai xương hình thành.

Thoái hóa khớp háng
Hình ảnh khớp háng bình thường, sụn khỏe mạnh
Thoái hóa khớp háng
Hình ảnh khớp háng bị thoái hóa, mất không gian khớp

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để xác định rõ hơn tình trạng của xương và các mô mềm ở vùng quanh đó xem có gì bất ổn hay không.

>> Xem thêm Đau cứng khớp gối tái phát liên tục điều trị như thế nào?

Điều trị thoái hóa khớp háng bằng cách nào?

Tất cả các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng đều nhằm mục đích kiểm soát cơn đau và cải thiện khả năng vận động của người bệnh.

Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thay khớp háng.

Kiểm soát cân nặng

Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có nguy cơ cao bị viêm xương khớp. Trọng lượng cơ thể cao đè nặng lên các khớp, làm tăng nguy cơ viêm khớp háng và khiến các triệu chứng thêm tồi tệ. Bởi vậy, những người bị thừa cân, béo phì thì nên tìm cách giảm cân.

Thuốc giảm đau, chống viêm

Đối với những người có các triệu chứng nhẹ, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp kiểm soát cơn đau và viêm. Các loại thuốc trong nhóm này gồm: ibuprofen, acetaminophen, naproxen.

Những người bị viêm khớp háng ở mức độ trung bình đến nặng có thể cần phải uống thuốc giảm đau kê đơn, chẳng hạn như duloxetine hoặc tramadol.

Ngoài tramadol, các chuyên gia không khuyên dùng các loại thuốc opioid khác vì có nhiều nguy cơ bị phụ thuộc vào thuốc.

Thoái hóa khớp háng
Người bệnh thoái hóa khớp háng thường phải uống thuốc giảm đau, kháng viêm

Thuốc tiêm Steroid

Các bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid để giảm sưng và đau. Steroid giúp kiểm soát cơn đau bằng cách giảm viêm. Tuy nhiên, chúng chỉ giảm đau tạm thời, sử dụng lâu dài có thể dẫn đến những phản ứng phụ nguy hiểm.

Lưu ý khi vận động, tập thể dục

Tập thể dục là điều cần thiết giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn cải thiện sức mạnh, sự linh hoạt và khả năng vận động.

Người bệnh nên giảm các hoạt động có thể làm tình trạng bệnh thêm nặng, ví dụ như leo cầu thang. Thay đổi các bài tập thể dục có tác động mạnh (chạy bộ) sang hoạt động có tác động ít hơn (bơi lội, đạp xe trên máy, yoga) để không gây căng khớp háng.

Nếu người bệnh đã lâu không vận động thì không nên tập thể dục ngay. Thay vào đó là nên tập vật lý trị liệu dần dần.

>> Xem thêm 8 Biện pháp giảm nhanh sưng khớp gối ai cũng cần biết

Thoái hóa khớp háng
Nên tập thể dục nhẹ nhàng, tránh làm căng thêm vùng khớp háng

Dùng thuốc Phong Tê Thấp

Thuốc giảm viêm, giảm đau Tây y hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và tránh dùng thời gian dài, nên nhiều người bệnh thường kết hợp với thuốc Đông y khi điều trị. Bài thuốc Phong tê thấp trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp là một ví dụ điển hình.

Bài thuốc này điều trị bệnh xương khớp dựa trên cơ chế gây bệnh (đó là tác động nhằm giảm tình trạng can thận hư suy, tăng cường khuyên khí, tránh để ngoại tà xâm nhập). Bài thuốc Phong tê thấp với 8 vị dược liệu quý giúp giảm các triệu chứng sưng viêm, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Từ bài thuốc này đã có nhiều sản phẩm thuốc Phong Tê Thấp ra đời. Để lựa chọn được đúng thuốc có hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất, ưu tiên lựa chọn sản phẩm được nghiên cứu sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng và phân phối bởi các công ty dược uy tín, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất – Doanh nghiệp vừa nhận được Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020.

Người bệnh thoái hóa khớp háng có thể dùng Phong Tê Thấp Nhất Nhất để cải thiện các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa, hạn chế bệnh tái phát.

————————————–

Kinh nghiệm sử dụng thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất:

Nên uống thuốc sau khi ăn. Khi dùng thuốc thì nên kiêng thịt gà, xôi nếp, cá đồng vì những thực phẩm này gây đau nhức xương khớp, không tốt với những người đang bị đau nhức xương khớp.

Liều dùng của người lớn là ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên. Với trẻ từ 8-15 tuổi, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Trẻ dưới 8 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng.

Vân Nguyễn

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.