Tình trạng nhức khớp tay hay khớp tay bị đau nhức gặp ở nhiều đối tượng nhưng thường xuyên bị bỏ qua. Điều này rất nguy hiểm vì đây có thể là triệu chứng của những bệnh lý xương khớp nghiêm trọng.
Tổ chức phức tạp của bàn tay liên quan đến xương, dây chằng, gân, dây thần kinh, da và các cấu trúc khác cho phép cơ thể con người thực hiện nhiều hoạt động phức tạp. Và vì bàn tay được trưng dụng để thực hiện quá nhiều hoạt động trong ngày nên các tình trạng đau nhức khớp tay cũng dễ xảy ra ở mọi đối tượng và mọi thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra quá thường xuyên thì cần tìm hiểu nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh, tránh để diễn biến quá nặng dẫn tới khó chữa trị sau này.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhức khớp tay. Trong đó nguyên nhân phổ biến gây đau nhức xương bàn tay, ngón tay liên quan đến các bệnh lý về xương khớp. Nhức khớp tay phải thường phổ biến hơn khớp tay trái.
Cơn đau nhức khớp ngón tay có thể cảnh báo người bệnh đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm như:
Thoái hóa khớp chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau nhức khớp ngón tay. Thoái hóa khớp ngón tay khiến cho phần sụn khớp suy yếu dần và nứt vỡ và làm cho khớp bị thoái hóa dần. Bên cạnh đó, phần bao khớp nhanh chóng bị bong tróc, sưng viêm. Đồng thời, xương dưới sụn trở nên xơ hóa hoặc mọc gai gây ra tình trạng đau nhức, cứng khớp sau khi người bệnh ngủ dậy hoặc gây mất khả năng vận động khớp ở người bệnh.
Ngoài ra, một số bệnh lý thoái hóa khớp khác cũng có khả năng gây đau khớp ngón tay dữ dội như:
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng tổn thương ở các khớp tay. Đây là căn bệnh thấp khớp mạn tính. Người bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể khiến bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, tim mạch, đột quỵ, biến chứng ở da, phổi,…
Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có các triệu chứng như đau khớp, các khớp bị sưng đỏ. Cơn đau có thể đến đột ngột và khiến cho người bệnh bị sốt nhẹ. Khi bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, các dây thần kinh ở cổ tay, cánh tay của bệnh nhân nhanh chóng bị chèn ép. Điều này gây ra những cơn đau nhức thường xuyên ở vùng cánh tay và bàn tay.
Với những phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh đau khớp ngón tay khá cao. Ở lứa tuổi này, lượng canxi trong cơ thể của con người bị thiếu hụt trầm trọng, khiến người bệnh đứng trước tình trạng loãng xương. Một khi xương khớp ngón tay không được chắc khỏe, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với tình trạng đau khớp ngón tay.
Đây là căn bệnh thường gặp ở những người làm công việc văn phòng, sử dụng máy tính với những thao tác trên bàn phím và chuột liên tục trong thời gian dài. Điều này khiến bệnh nhân dễ xuất hiện những cơn đau khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, khủy tay hay vai,…
Ngoài những cơn đau khớp ngón tay, người bệnh còn gặp phải triệu chứng tê bì các đầu ngón tay và việc co duỗi các ngón cũng trở nên khó khăn hơn. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cầm nắm, đánh máy,… của bệnh nhân.
Đây là căn bệnh di truyền do các sợi cơ trong cơ thể của con người dễ bị tổn thương. Tình trạng này đã khiến cho các cơ xương của người bệnh yếu dần. Từ đó, bệnh nhân sẽ rất dễ bị đau khớp ngón tay. Khi bệnh nhân mắc bệnh loạn dưỡng cơ bắp, người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc vận động.
Bệnh loạn dưỡng cơ bắp có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, những người ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi dễ mắc phải căn bệnh này nhất. Theo thống kê, nữ giới chiếm 2/3 số bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.
Một số bệnh nhân bị chấn thương bàn tay do té ngã khi vui chơi, tai nạn lao động,… cũng khiến cho phần xương ngón tay bị gãy, trật khớp hoặc các cơ, sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương. Mặc dù tình trạng chấn thương đã lành lại, đồng thời bệnh nhân có thể cử động được các ngón tay nhưng người bệnh vẫn có thể phải chịu đựng những cơn đau nhức thường xuyên xảy ra. Điều này là do di chứng và hậu quả sau tình trạng chấn thương gây ra.
Ngoài ra dấu hiệu bị đau khớp ngón tay cũng có thể cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh lý phức tạp khác như loãng xương, bệnh đa xơ cứng, khối u,…
Với các trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cần chú ý nghỉ ngơi kết hợp với các bài tập ngón tay là đã có thể cải thiện được tình hình. Các bài tập cũng rất đơn giản như nắm chặt các ngón tay, nâng ngón tay, kéo giãn ngón, duỗi ngón cái…
Đối với các trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh có thể sẽ phải sử dụng các biện pháp điều trị bao gồm:
Mục đích của việc điều trị nội khoa là giảm các triệu chứng đau khớp ngón tay và cải thiện chức năng vận động khớp. Với những trường hợp bệnh nhân ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc để điều trị.
Thông thường, các loại thuốc được sử dụng để tiến hành điều trị bệnh đau nhức khớp ngón tay bao gồm 3 loại là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm và corticoid. Điều trị nội khoa cần nghiêm ngặt theo đúng hướng dẫn và đi khám định kỳ để xác định tình trạng thuyên giảm hay tăng cường của bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh ngoại khoa chỉ được áp dụng khi việc sử dụng thuốc tây không có chuyển biến tích cực. Nếu tình trạng bệnh nhân ngày càng trầm trọng thì bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét đến các phương pháp phẫu thuật để giúp bệnh nhân duy trì khả năng vận động khớp. Hiện nay, việc áp dụng các phương pháp phẫu thuật sẽ giúp cho người bệnh vận động khớp tay và có thể sinh hoạt như bình thường được.
Mặc dù phương pháp phẫu thuật mang lại nhiều tích cực trong việc điều trị bệnh đau khớp ngón tay nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được. Tốt nhất, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp cho bệnh nhân.
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp có tác dụng tốt trong việc cải thiện chức năng của khớp, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện các bài tập cải thiện tầm vận động và củng cố cơ bắp quanh khớp để tăng cường khả năng chịu lực. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân khó vận động thì có thể mang nẹp hoặc niềng.
Ngoài tập vật lý trị liệu thì phương pháp châm cứu, bấm huyệt cũng được áp dụng với những bệnh nhân bị đau và viêm khớp mạn tính để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm khả năng viêm, sưng nơi các khớp ngón tay. Đồng thời, kích thích các khớp ngón tay nhanh chóng sinh ra chất nhầy để cung cấp chất dinh dưỡng cho sụn khớp.
Theo Đông y, đau nhức khớp tay căn nguyên là do bệnh phong thấp gây nên. Do vậy, dùng thuốc để điều trị bệnh phong thấp là biện pháp đem lại hiệu quả cao.
Bài thuốc Phong tê thấp nổi tiếng trong dân gian với 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) thường được áp dụng để điều trị chứng bệnh phong thấp.
Thuốc không chỉ điều trị các triệu chứng đau nhức khớp tay mà còn tăng cường chính khí trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn và rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng này.
Có nhiều loại thuốc Phong tê thấp ra đời từ bài thuốc Phong tê thấp, tuy nhiên hiệu quả có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào thành phần, liều lượng và quy trình sản xuất.
Để lựa chọn được bài thuốc trị Phong tê thấp hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất bài thuốc này và ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng và phân phối bởi các công ty Dược uy tín, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Phong Tê Thấp Nhất Nhất được sản xuất từ bài thuốc bí truyền tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Sản phẩm phù hợp để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.
Nguyên An