Bị thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 không chỉ gây đau cứng cổ mà còn làm giảm khả năng vận động và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do vậy, sớm phát hiện và điều trị bệnh sớm là rất quan trọng.

Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6
Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 gây ảnh hưởng lớn

Đốt sống cổ C5 C6 là đốt nào?

Đốt sống cổ là phần xương kết nối giữa đầu và thân, có chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh quan trọng. Chiều dài của đốt sống cổ khá ngắn, nhưng được cấu tạo bởi 7 đốt sống, đặt tên lần lượt là C1 đến C7 theo thứ tự từ trên xuống.

C1 và C2 có vị trí gần như cố định. C3 đến C7 được ngăn cách bởi nhiều đĩa đệm và chịu nhiều tác động từ bên ngoài nên dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao bị thoái hóa.

Đốt sống cổ C5 C6 giúp cổ chuyển động linh hoạt, hỗ trợ phần cổ và đầu ở trên. Do chức năng chịu trọng lượng cao, đốt sống C5 C6 thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tư thế sai, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm và chấn thương.

thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 C7
Đốt sống C5 C6 thường xuyên bị ảnh hưởng bởi chấn thương, sai tư thế

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 C7

Đau cổ

Cơn đau nhức có thể lan từ cổ ra tai, lan lên đầu.

Cứng cổ

Cứng cổ, khó xoay đầu dặc biệt là vào buổi sáng, đau cổ sau khi ngủ dậy.

Mất cảm giác ở tay

Dây thần kinh vận động tay bị chèn ép có thể gây mất khả năng cảm nhận nóng lạnh ở tay, giới hạn khả năng vận động tay, thậm chí yếu liệt.

Đau ở các bộ phận liên quan

Trong một số trường hợp, cơn đau có thể không điển hình và biểu hiện bằng đau ngực hoặc vú. Đau đầu chẩm mạn tính (cơn đau lan từ cổ đến đầu) cũng có thể là một hội chứng ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ.

thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 C7
Đau đầu chẩm mạn tính có liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ

Nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6

Độ tuổi

Thoái hóa xương khớp nói chung và thoái hóa đốt sống cổ nói riêng là bệnh mang tính lão hóa tự nhiên. Càng lớn tuổi thì nguy cơ bị thoái hóa xương khớp càng tăng cao.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gặp ở:

  • 25% người lớn dưới 40 tuổi
  • 50% người lớn trên 40 tuổi
  • 85% người lớn trên 60 tuổi
  • 70% phụ nữ và 95% nam giới ở độ tuổi 65 và 60 bị ảnh hưởng bởi thoái hóa đốt sống cổ

Giới tính

Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở cả hai giới là tương tự nhau, nhưng ở nam giới các triệu chứng thường nặng hơn.

Nghề nghiệp

Chấn thương nghề nghiệp lặp đi lặp lại có thể góp phần gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Những người thường phải mang vác nặng trên đầu, vai hoặc vận động viên phải vận động mạnh ở vùng đầu cổ thường có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ.

Dị tật

Khoảng 10% bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ là do dị tật xương bẩm sinh, các đốt sống, các phiến đĩa đệm bị dị dạng gây căng thẳng quá mức lên các đĩa đệm lân cận.

Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 gây nguy hiểm gì?

Thoái hóa đốt sống cổ có liên quan đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Bại liệt

Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến mất cảm giác và khó phối hợp nhiều bộ phận ở thân dưới. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ bại liệt.

Rối loạn tiểu tiện

Do dân thần kinh bị ảnh hưởng, mất cảm giác nhiều bộ phận ở thân dưới nên nhiều bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện, tiểu tiện không tự chủ.

Thiếu máu lên não

Các vấn đề như gai xương, thoát vị đĩa đệm thường xảy ra do thoái hóa sẽ khiến lượng máu lưu thông lên não giảm. Dấu hiệu thiếu máu lên não điển hình là chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn…

thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 C7
Thoái hóa cột sống cổ có thể gây thiếu máu lên não, đau đầu, chóng mặt

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 như thế nào?

Phẫu thuật

Thoái hóa đốt cổng cổ nặng, có biến chứng thoát vị đĩa đệm và gai xương thì cần phải phẫu thuật để điều chỉnh đĩa đệm và loại bỏ mô xương. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ cũng giúp giải phóng dây thần kinh, loại bỏ nguy cơ liệt và rối loạn cảm giác.

Vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu để tăng cường các mô, duy trì khả năng cử động, đảm bảo độ linh hoạt dây chằng. Thông thường, người bệnh cần tập theo dướng dẫn của các chuyên gia, tránh thực hiện sai tư thế, để sớm phục hồi bệnh.

Dùng thuốc Tây

Tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để giảm các triệu chứng.

Tuy nhiên, thuốc giảm đau chống viêm Tây y không nên uống thời gian dài. Vì những loại thuốc này nếu lạm dụng có thể gây hại gan, thận.

Dùng thuốc Đông y

Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh xương khớp hiệu quả, trong đó có bài thuốc Phong tê thấp. Phong tê thấp là bài thuốc chữa bệnh xương khớp nổi tiếng được ghi trong Dược điển. Bài thuốc gồm 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) không chỉ điều trị các triệu chứng đau cổ, cứng cổ, giảm cảm giác các vùng lân cận mà còn tăng cường chính khí trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn và rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Phong Tê Thấp Nhất Nhất – giải pháp cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Từ bài thuốc Phong tê thấp, hiện đã có nhiều sản phẩm ra đời, tuy nhiên hiệu quả có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào thành phần, liều lượng và quy trình sản xuất.

Để lựa chọn được sản phẩm hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất bài thuốc này và ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng và phân phối bởi các công ty Dược uy tín, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất. Đây là đơn vị vừa nhận được Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020 – giải thưởng do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.

Phong Tê Thấp Nhất Nhất có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể tham khảo dùng thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh từ căn nguyên gây ra.

Vân An

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.