Có một bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn do giúp hạn chế cứng khớp, biến dạng khớp gối, phòng ngừa vôi hóa sụn khớp và bại liệt. Bài thuốc này gồm những gì?
Muốn tìm hiểu bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối, trước hết cần nhận biết tình trạng và những căn nguyên nhân gây bệnh.
Thoái hóa khớp gối là tình trạng lão hóa hoặc tổn thương ở sụn khớp gối và xương dưới sụn. Sụn khớp hao mòn khiến xương đùi và xương chày cọ sát với nhau, dẫn đến đau, sưng, cứng khớp, giảm khả năng di chuyển và vận động.
Thậm chí, khớp gối còn bị biến dạng khiến người bệnh mất khả năng đi đứng như bình thường.
Thoái hóa khớp gối có nhiều biển hiện và nhiều giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn lại có những triệu chứng điển hình. Thông thường, người bị thoái hóa khớp gối sẽ nhận thấy một số biểu hiện như:
Cơn đau buốt cảm giác thấu tận trong xương. Đau cả khi đứng, đi bộ, lên xuống cầu thang, ngồi xổm. Cơn đau giảm khi nghỉ ngơi.
Khi cử động nhẹ, đứng lên khớp đầu gối phát ra tiếng kêu lạo xạo hay lục cục.
Sụn khớp hao mòn khiến các xương cọ sát dẫn đến sưng viêm.
Do khớp gối bị biến dạng, đa số bị vẹo vào trong, dịch khớp ít hơn dẫn đến khó co duỗi, đôi khi cứng khớp thời gian dài nhất là vào buổi sáng khi mới thức dậy.
Thoái hóa khớp gối thường phổ biến hơn ở người lớn tuổi, bởi nguyên nhân chính là do lão hóa.
Khi tuổi càng cao, quá trình tổng hợp của sụn khớp suy giảm, tế bào sụn không còn khả năng sinh sản và tự tái tạo mạnh như trước, dễ dẫn đến thoái hóa.
Thoái hóa khớp gối cũng có tính di truyền. Nếu trong gia đình có người thân ruột thịt bị thoái hóa khớp gối thì bạn cũng có khả năng cao bị căn bệnh này.
Một số rối loạn chuyển hóa như mắc bệnh tiểu đường, bệnh gút, béo phì, hội chứng bàn chân bẹt… đều gây ảnh hưởng đến sụn và xương khớp gối.
Chấn thương chân do chơi thể thao hoặc do lao động làm gãy đầu dưới xương đùi, xương bánh chè hoặc đứt, giãn dây chằng… có thể khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Tổn thương này có thể dẫn đến sai lệch trục khớp, gây thoái hóa.
Cơ thể tự sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp, kể cả là sụn khớp khỏe mạnh.
Có bằng chứng cho thấy tiêm Corticoid vào sụn khớp nhiều lần có thể gây phá hủy sụn khớp, teo cơ nên cần cẩn trọng và thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi dùng Corticoid.
Trọng lượng dư thừa tạo áp lực lên hai khớp gối khiến sụn khớp nhanh hao mòn và hư hại.
Chơi thể thao cường độ cao nhưng sai kỹ thuật có thể khiến khớp gối thoái hóa nhanh hơn. Ngoài ra, người thường xuyên phải lao động nặng, bê vác nhiều cũng dễ bị thoái hóa khớp gối.
Thiếu một số dưỡng chất cần thiết như canxi, magie, sắt, kali, axit béo omega-3… có thể khiến túi hoạt dịch tiết ra ít dịch nhờn, xương khớp không được chắc khỏe.
Để điều trị thoái hóa khớp gối, cần xác định nguyên nhân chính xác gây ra để can thiệp từ căn nguyên. Nguyên tắc điều trị chung là giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng khớp gối, hạn chế nhất những biến chứng của bệnh.
Một số loại thuốc và phương pháp điều trị thường được chỉ định là:
Trong trường hợp việc dùng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật (cắt lọc, bào rửa khớp, kích thích tạo xương, cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp…).
Cần lưu ý, thoái hóa khớp gối rất khó điều trị dứt điểm, các loại thuốc giảm đau chống viêm chỉ có tác dụng tạm thời, không giúp điều trị căn nguyên gây bệnh. Do vậy, bệnh dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Mỗi đợt tái phát mới, người bệnh lại phải dùng thuốc giảm đau chống viêm, không chỉ gây mệt mỏi, tốn kém mà còn làm suy giảm sức khỏe tổng thể.
Do đó, hiện nay, ngày càng nhiều người có xu hướng quay về với tự nhiên, lựa chọn thuốc Đông y với thành phần thảo dược an toàn và lành tính, không gây nhờn thuốc, không gây tác dụng phụ và giúp ngăn ngừa, hạn chế bệnh tái phát.
Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh xương khớp, trong đó có bài thuốc Phong tê thấp có hiệu quả thực sự đã được ghi trong Dược điển.
Theo các thầy thuốc Đông y, các chứng bệnh xương khớp, thoái hóa khớp gối vốn có căn nguyên là do chứng phong tê thấp gây nên. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này chính là ngoại tà xâm nhập vào cơ thể gây rối loạn sự vận hành của khí huyết. Khí huyết không lưu thông, bế tắc lâu ngày ở kinh lạc, tạng phủ gây sưng đau, nhức mỏi và tê buồn các khớp xương, hủy hoại sụn khớp…
Điều kiện để ngoại tà xâm nhập chính là vệ khí (khả năng phòng vệ của cơ thể trước tác nhân gây bệnh) bị suy yếu. Vệ khí yếu do huyết hư, can thận hư suy do tuổi già, bệnh tật, ăn uống thiếu dưỡng chất…
Xuất phát từ nguyên nhân này, bài thuốc Phong tê thấp ra đời nhằm mục đích:
Bài thuốc là sự tổng hòa của 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh), có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp, dùng để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay. Hiệu quả của bài thuốc đã được chứng minh qua nhiều thế hệ người bệnh.
Từ bài thuốc này, hiện nay đã có nhiều sản phẩm thuốc ra đời, cùng có tên là Phong tê thấp. Để chọn được sản phẩm có hiệu quả cao, người bệnh nên chú ý nguồn gốc của sản phẩm, đơn vị sản xuất, phân phối. Nên ưu tiên chọn sản phẩm của các công ty dược nổi tiếng, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất. Đây là doanh nghiệp vừa nhận được Giải vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020 – Giải thưởng do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.
Phong Tê Thấp Nhất Nhất được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO tạo nên dạng viên nén tiện dụng và dễ bảo quản như các loại thuốc Tây thông thường. Không chỉ hỗ trợ điều trị triệu chứng thoái hóa khớp gối, Phong Tê Thấp Nhất Nhất còn giúp phòng ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Nguyễn Vân