Bật mí 10 nguyên nhân gây ra đau vai phải có thể bạn chưa biết!

Đau vai phải là hiện tượng khá phổ biến, cơn đau có thể lan xuống dưới cánh tay. Do vai bên phải là khớp di chuyển nhiều nhất trong cơ thể nên rất dễ bị chấn thương và thoái hóa khớp.

Đau vai phải có thể lan xuống dưới cánh tay
Đau vai phải có thể lan xuống dưới cánh tay

Nguyên nhân dẫn tới đau vai bên phải thường liên quan tới khớp vai. Cùng tìm hiểu về tình trạng đau một bên vai phải và các nguyên nhân tiềm ẩn dễ gây ra tình trạng này.

1. Chấn thương gân cơ chóp xoay vai

Đau vai phải do chấn thương gân cơ chóp xoay vai hết sức phổ biến. Khớp vai được cấu tạo bởi chỏm không ổn định và các khớp cử động được. Các cơ xung quanh vai đều được điều khiển bởi một nhóm nhỏ bao gồm 4 cơ gọi là chóp xoay.

Chấn thương gân cơ chóp xoay vai sẽ có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Ba nguyên nhân chính gây ra chấn thương gồm:

  • Viêm gân: nơi các gân của cơ xoay bị kích thích và viêm.
  • Viêm bao hoạt dịch: tình trạng viêm túi bao dịch khớp giúp khớp quay di chuyển bình thường.
  • Căng cơ: một phần của xương bả vai được gọi là acromion cọ xát với các mô của vòng xoay chóp vai, dẫn đến đau và sưng một bên vai.

2. Rách gân cơ chóp xoay vai

Đau vai bên phải sẽ xảy ra khi một hoặc nhiều gân ở chóp xoay vai bị rách. Có thể nguyên nhân là do chấn thương nhưng thường do hao mòn xảy ra theo thời gian.

3. Trật khớp vai

Khi bị chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn hoặc bị ngã có thể dẫn tới trật khớp vai phải gây ra cơn đau một bên bả vai phải. Đây là tình trạng khớp ở đầu xương cánh tay bật ra khỏi ổ khớp trong vai.

4. Gãy xương đòn

Nếu gặp phải chấn thương hoặc ngã gây gãy xương đòn sẽ gây ra cơn đau vai bên phải. Xương đòn đóng vai trò quan trọng như một phần kết nối giữa vai và xương ức.

5. Đau cứng khớp vai

đau vai phải
Đau cứng khớp vai hiện chưa rõ đâu là nguyên nhân gây bệnh

Cứng khớp vai phải sẽ dẫn tới tình trạng đau khớp một bên vai phải. Tình trạng cứng khớp là khi vai trở nên cứng lại và đau đớn không rõ nguyên nhân, dù có thể do viêm gây ra. Tình trạng này được cho là sẽ tự động thuyên giảm theo thời gian.

6. Viêm gân vôi hóa

Viêm gân vôi hóa là tình trạng cặn canxi tích tụ trong hoặc xung quanh vòng quay chóp vai, gây ra triệu chứng tương tự tê cứng ở vai. Tình trạng này cũng gây ra hiện tượng đau một bên vai phải. Nguyên nhân chính xác gây ra viêm gân vôi hóa hiện vẫn chưa xác định rõ.

7. Bong gân vai

Tình trạng bong gân vai xảy ra khi dây chằng ở vai bị kéo căng hoặc bị rách. Bong gân vai có thể xảy ra bất kỳ dây chằng nào của vai. Thường bong gân là do chấn thương khi chơi thể thao, ngã hoặc tai nạn.

8. Chấn thương tách vai

Vai bị tách ra khi có chấn thương dây chằng giữ vai với xương đòn. Tình trạng này sẽ xảy ra nếu dây chằng bị kéo căng hoặc rách hoàn toàn nên sẽ gây ra cơn đau vai phải.

9. Thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp là khi các mô khớp bị mài mòn, thường là do hao mòn khớp gây ra cơn đau nhức một bên vai phải. Viêm khớp vai là tình trạng ít gặp hơn so với viêm khớp gối hoặc viêm khớp háng nhưng cũng có thể tác động đến người bệnh.

10. Viêm khớp dạng thấp ở vai

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng hệ miễn dịch tấn công chính các khớp của người bệnh. Những người bị suy giảm đáng kể chức năng vai trong khoảng 1,5 năm sau khi tình trạng bệnh khởi phát.

Tự đoán biết bệnh thông qua tình trạng đau vai bên phải

đau vai phải
Xem xét tính chất cơn đau để có thể đoán được đâu là nguyên nhân bệnh

Sau khi biết được một số nguyên nhân dễ dẫn tới đau vai phải thì hãy xem xét kỹ hơn về cảm giác đau của bạn.

Đau xung quanh cánh tay trên và vai bên phải

Cơn đau khu trú chủ yếu ở vùng bả vai và phần trên cánh tay. Một số bệnh có thể gây ra cơn đau này:

  • Bệnh cổ tay quay: thường thấy cơn đau ở phía trước vai.
  • Rách gân quanh khớp vai: hoạt dịch ở khớp quanh cổ tay có thể kèm theo cơn đau bắt đầu ở gần vai.
  • Trật khớp vai: đau do trật khớp vai có thể cảm nhận rõ nhất ở gần bả vai.
  • Gãy xương đòn: cảm thấy cơn đau do gãy xương đòn gần vai, đặc biệt nếu như bạn đang cố cử động cánh tay của mình.
  • Đau vai gáy: loại đau này thường xuất hiện từ từ và có cảm giác âm ỉ, đau sâu.
  • Viêm gân do vôi hóa: đau do viêm gân do vôi hóa có thể dữ dội và cũng có thể xuất hiện đột ngột, thường xuất hiện vào buổi sáng.
  • Bong gân vai: bạn có thể cảm thấy đau do bong gân vai không chỉ ở phần bả vai mà còn thấy đau ở vùng bắp tay và xương đòn.
  • Tách vai: cảm giác đau do vai bị tách sẽ xuất hiện ở vùng quanh vai và phía trên cánh tay.
  • Thoái hóa khớp vai và viêm khớp dạng thấp: cơn đau nhức sâu xuất hiện ở vai và cánh tay trên.

Đau giữa vai và khuỷu tay

Đối với một số người, cơn đau vai phải cảm thấy cả vùng vai một bên phải và xa hơn về phía khuỷu tay phải. Một số nguyên nhân là do:

  • Bệnh còng tay quay: cơn đau có thể bắt đầu lan từ vai xuống phần phía trên của cánh tay.
  • Trật khớp vai: cơn đau do trật khớp vai có thể lan xuống cánh tay trên.
  • Gãy xương cánh tay trên: cơn đau khu trú quanh vai và khắp cánh tay trên.
  • Đau cứng khớp vai: cơn đau từ vai bị đông cứng có thể lan xuống bắp tay phải.
  • Viêm gân vôi hóa: tương tự như đối với đau cứng khớp vai thì cơn đau do viêm gân vôi hóa cũng có thể lan xuống vùng bắp tay.

Cơn đau kèm theo cảm giác tê

Cơn đau xuất hiện kèm theo tê sẽ liên quan tới các tình trạng ảnh hưởng tới các dây thần kinh ở vai và cánh tay. Một số nguyên nhân gây ra cơn đau này gồm:

  • Trật khớp vai: chấn thương làm trật khớp vai có thể khiến một số dây thần kinh bị kéo căng dẫn tới cảm giác tê.
  • Gãy xương cánh tay trên: gãy xương cánh tay có thể làm tổn thương dây thần kinh gây tê.
  • Viêm dây thần kinh cánh tay: viêm dây thần kinh cánh tay sẽ đi kèm với cảm giác đau và tê mỏi vai và cánh tay.

Phương pháp giúp giảm đau vai bên phải tại nhà hiệu quả

đau vai phải
Một số bài giãn cơ có thể giúp giảm đau vai một bên phải hiệu quả

Nếu như cơn đau vai phải ở mức độ nhẹ và trung bình, người bệnh có thể áp dụng một số cách giúp cơn đau thuyên giảm nhanh chóng:

  • Sử dụng phương pháp RICE: đây được xem là cách giúp nhanh chóng phục hồi và giảm đau khi bị chấn thương. Bao gồm:
    • Rest (Nghỉ ngơi): ngừng thực hiện bất kỳ hoạt động nào gây đau hoặc kích ứng cơn đau phía bên phải.
    • Ice (Chườm nước đá): chườm túi nước đá hoặc gạc mát lên vùng bị đau trong vòng 15 đến 20 phút vài lần mỗi ngày.
    • Compression (Nén): quấn bằng băng vùng bị đau để giảm sưng đau.
    • Elevation (Nâng cao): cố gắng nâng vai và cánh tay phải ngang với tim.
  • Uống thuốc không kê đơn (OTC): Có một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm bớt triệu chứng sưng đau. Một số loại thuốc giúp giảm đau gồm: acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Motrin, Advil).
  • Tập bài tập giãn cơ: Thực hiện kéo giãn cơ nhẹ nhàng, thường xuyên để cải thiện tính linh hoạt và phạm vi di chuyển.
  • Duy trì các tư thế tốt: Tư thế xấu có thể khiến cơ vai phải chịu áp lực khiến cơn đau lâu thuyên giảm.

Các biện pháp điều trị đau vai hiệu quả

đau vai phải
Bác sĩ có thể yêu cầu đeo nẹp vai để giảm đau khi bị đau vai phải

Khi bị đau vai nặng thì nên đi khám. Bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp điều trị sau tùy thuộc vào tình trạng bệnh:

  • Cố định vai: Trong một số trường hợp, hạn chế cử động vai hoặc cánh tay sẽ giúp vết thương mau lành hơn. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng nẹp hoặc bó bột. Cần thăm khám thường xuyên để biết được khi nào cần tháo bỏ dụng cụ.
  • Thuốc tiêm cortisteroid: Đây là loại thuốc mà bác sĩ có thể tiêm vào vùng bị đau để giảm viêm.
  • Thuốc kê theo toa: Thuốc giảm đau theo toa có thể được kê cho những cơn đau dữ dội. Thuốc cortisteroid đường uống sẽ giúp giảm viêm. Đối với người bệnh viêm khớp dạng thấp bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị riêng.
  • Vật lý trị liệu: Bác sĩ có thể cung cấp một danh sách các bài tập có thể giúp người bệnh lấy lại sức mạnh, sự linh hoạt và phậm vi vận động ở vai. Có thể phải tập vật lý trị liệu với chuyên gia.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị được sử dụng cuối cùng khi các phương pháp khác không có hiệu quả hoặc tổn thương ở vai quá nghiêm trọng.

Sử dụng thuốc Đông y Phong Tê Thấp giúp giảm đau vai bên phải hiệu quả

Khi bị đau vai phải bắt nguồn từ nguyên nhân do thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc Đông y Phong Tê Thấp để cải thiện tình trạng bệnh. Khác với các loại thuốc giảm viêm chứa cortisteroid tuy giảm đau nhanh nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, thuốc Đông y trong điều trị đau vai phải có thể sử dụng dài ngày mà không gây tác dụng phụ.

Không chỉ giúp giảm đau một bên bả vai phải, thuốc Đông y Phong Tê Thấp còn giúp tăng cường sức khỏe của khớp và xương, giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Để lựa chọn được thuốc Phong Tê Thấp Đông y hiệu quả, người bệnh nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc uy tín, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với nguồn dược liệu chất lượng cao. Tiêu biểu trong số đó là thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất – doanh nghiệp vừa nhận được Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, giải thưởng do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.

Đào Tâm

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.