Thoái hóa khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn với các mức độ khác nhau, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương. Biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.
Thoái hóa khớp gối được chia làm 2 loại: thoái hóa khớp gối nguyên phát và thoái hóa khớp gối thứ phát.
1. Thoái hóa khớp gối nguyên phát
Thoái hóa khớp gối nguyên phát thường xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
Tuổi tác: Bệnh xảy ra phổ biến ở những người từ 60 tuổi trở lên do tuổi càng cao thì khớp gối càng dễ bị bào mòn, khả năng đàn hồi và chịu lực của khớp càng kém, từ đó dễ tiến triển thành bệnh.
Do sự thay đổi nội tiết tố và sự chuyển hóa của cơ thể:Yếu tố này chủ yếu xảy ra ở nữ giới. Bước vào giai đoạn mãn kinh, nội tiết của cơ thể nữ giới giảm dẫn đến sự suy giảm của nội tiết tố. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều bệnh lý xương khớp khác. Thống kê cho thấy tỷ lệ nữ giới bị thoái hóa khớp lên tới 80% trong khi nam giới chỉ là 20%.
Do di truyền:Là nguyên nhân nguyên phát dẫn đến bệnh nhưng rất ít người biết và chủ quan trước yếu tố di truyền. Theo các bác sĩ, gia đình có người bị bệnh (người có quan hệ cận huyết như bố mẹ đẻ, anh em ruột) thì tỷ lệ mắc phải căn bệnh này sẽ cao hơn người khác.
2. Thoái hóa khớp gối thứ phát
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ở thể thứ phát phổ biến hơn so với nguyên phát. Đối tượng mắc do nguyên nhân thứ phát cũng rộng hơn rất nhiều. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Bẩm sinh:Thoái hóa khớp gối thứ phát cũng có thể xảy ra khi khớp gối quá duỗi, khớp gối quay vào trong hoặc ra ngoài,…
Do tổn thương, viêm nhiễm tại khớp gối: Viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gout hoặc chảy máu trong khớp,… đều có thể dẫn đến bệnh.
Do chấn thương: Chấn thương ở khu vực khớp gối sẽ tác động và làm tổn thương trực tiếp đến dây chằng, gân và các túi hoạt dịch quanh khớp gối. Trục khớp do sự tác động cũng có sự thay đổi. Một số chấn thương có thể gây ra thoái hóa khớp gối là gãy xương khớp, viêm gân bánh chè, viêm bao hoạt dịch, rách dây chằng trước…
Do thừa cân, béo phì: Áp lực của trọng lượng cơ thể lên hệ thống xương khớp trong thời gian quá dài gây ra tình trạng biến dạng, từ đó dẫn đến thoái hóa ở vùng khớp gối.
Do dinh dưỡng không hợp lý: Nếu cơ thể thiếu vitamin D thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Thoái hóa khớp gối được chia làm 4 mức độ với những biểu hiện khác nhau:
Mức độ 1:Sụn khớp gối bị thoái hóa thường không có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu do sự mài mòn xảy ra giữa các thành phần của khớp là không đáng kể.
Mức độ 2:Đây được coi là giai đoạn nhẹ của bệnh. Lúc này, chụp X-quang khớp gối sẽ thấy không gian giữa các xương chưa bị thu hẹp, và các xương không bị cọ xát với nhau. Đồng thời, chất lỏng hoạt dịch được duy trì đủ để khớp vận động bình thường.
Tuy nhiên, đây là thời kỳ mà người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng đầu tiên: đau sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy, cứng khớp nhiều hơn khi không cử động trong vài giờ hoặc đau khi quỳ/cúi.
Mức độ 3:Giai đoạn 3 của thoái hóa khớp được phân loại là “thoái hóa khớp mức độ trung bình”. Trong giai đoạn này, sụn giữa các xương có dấu hiệu tổn thương rõ ràng, và không gian giữa các xương bắt đầu thu hẹp lại. Những người bị thoái hóa sụn khớp gối mức độ 3 có khả năng bị đau thường xuyên khi đi bộ, chạy, cúi, quỳ. Họ cũng có thể bị cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc thức dậy vào buổi sáng. Trong khi đó, hiện tượng sưng khớp sẽ xuất hiện nếu người bệnh cử động liên tục trong thời gian dài.
Mức độ 4:Giai đoạn 4 thoái hóa khớp được coi là “nghiêm trọng”. Khi bệnh đã tiến triển đến thời kỳ này, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu mỗi khi đi bộ hoặc cử động khớp. Đó là do không gian giữa các xương bị giảm đáng kể – sụn hầu như không còn nguyên vẹn, khiến khớp bị cứng và đôi lúc trở nên bất động. Lượng chất lỏng hoạt dịch cũng ít đi và không còn đảm nhận được nhiệm vụ giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động của khớp.
Bị thoái hóa khớp gối điều trị như thế nào?
Điều trị thoái hóa khớp gối theo Tây y
Mục tiêu chính của điều trị thoái hóa khớp gối là giảm đau và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Quá trình điều trị theo Tây y là sự kết hợp của những liệu pháp sau:
Điều chỉnh lối sống:Giảm cân, tập thể dục đều đặn, chế độ ăn và vận động hợp lý sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau đầu gối do viêm xương khớp. Thường xuyên tập thể dục có thể hỗ trợ tăng cường độ linh hoạt cho các cơ xung quanh đầu gối, đồng thời giúp khớp ổn định hơn và giảm đau.
Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm: Các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, naproxen natri… chỉ nên dùng trong tối đa 10 ngày. Sử dụng chúng lâu hơn sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Nếu sau 10 ngày mà thuốc không có tác dụng, bác sĩ có thể kê thuốc chống viêm theo toa.
Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic vào đầu gối: Steroid là loại thuốc giảm đau và chống viêm mạnh. Trong khi đó, axit hyaluronic hoạt động như một loại chất lỏng bôi trơn cho khớp.
Các liệu pháp thay thế:Một số liệu pháp thay thế có thể hiệu quả đối với tình trạng thoái hóa sụn khớp gối giai đoạn nhẹ hoặc trung bình. Các liệu pháp này bao gồm kem bôi có capsaicin, châm cứu hoặc chất bổ sung (glucosamine, chondroitin…).
Vật lý trị liệu: Nếu tình trạng thoái hóa khớp khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, các bài tập vật lý trị liệu sẽ rất hữu ích giúp tăng tính linh hoạt cho khớp.
Phẫu thuật: Khi mọi phương pháp điều trị trên đều không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Điều trị thoái hóa khớp gối theo Đông y
Đông y cũng có những phương pháp điều trị khớp gối hiệu quả như châm cứu, bấm huyệt, massage… Ngoài ra, Đông y quan điểm thoái hóa khớp là do phong tê thấp nên từ lâu đã sử dụng bài thuốc phong tê thấp đem lại hiệu quả cao.
Bài thuốc Phong tê thấp nổi tiếng trong dân gian với 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) thường được áp dụng để điều trị chứng bệnh phong thấp.
Thuốc không chỉ điều trị các triệu chứng thoái hóa khớp mà còn tăng cường chính khí trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn và rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng này.
Lưu ý khi lựa chọn và dùng thuốc Phong Tê Thấp
Có nhiều loại thuốc Phong tê thấp ra đời từ bài thuốc Phong tê thấp, tuy nhiên hiệu quả có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào thành phần, liều lượng và quy trình sản xuất.
Để lựa chọn được bài thuốc trị Phong tê thấp hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất bài thuốc này và ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng và phân phối bởi các công ty dược uy tín, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Phong Tê Thấp Nhất Nhất được sản xuất từ bài thuốc bí truyền tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Sản phẩm phù hợp để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.
Nguyên An
Post Views:1.069
Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT
Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.
Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.