Thoái hóa khớp gối gây sưng đau khớp, cứng khớp, hạn chế vận động. Nguy hiểm hơn, thoái hóa khớp gối còn có thể gây tàn tật, không thể đi đứng, sinh hoạt. Vậy cần làm gì khi có dấu hiệu thoái hóa khớp gối?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hóa khớp do sụn đệm khớp bị mòn. Quá trình hao mòn dẫn đến mất nước trong khớp khiến sụn khớp trở nên khô cứng, việc di chuyển các khớp xung quanh trở nên khó khăn hơn. Các xương cọ sát vào nhau dẫn đến viêm, sưng và đau.
Tuy nhiên, quá trình mất sụn diễn ra chậm, đến khi xuất hiện triệu chứng thì tình trạng thoái hóa khớp gối đã trở nên rõ ràng, có khi đã ở giai đoạn muộn.
Cơn đau đầu gối có thể xuất hiện và kéo dài hơn 6 tháng, hoặc bị đau sau các hoạt động gây căng đầu gối, chẳng hạn như đi bộ xa, ngồi bắt chéo chân, đi lên và xuống cầu thang, ngồi trong ô tô thời gian dài. Đây đều là những hoạt động khiến đầu gối phải gập trong thời dài. Lúc đầu, đầu gối sẽ đau nhẹ rồi biến mất. Nhưng lâu dần, cơn đau sẽ kéo dài hơn, đau ngay cả khi đang nằm hay ngồi.
Cứng khớp gối thường xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy. Đầu gối có thể bị tê cứng, khó cử động khoảng hơn 30 phút. Tình trạng cứng khớp có thể tái phát mỗi khi ngồi lâu không đứng lên. Cứng khớp khiến đầu gối không thể duỗi ra hoặc uống cong hoàn toàn.
Khi cử động, duỗi hoặc gập đầu gối, có thể nghe thấy âm thanh phát ra, như lục cục, lạo xạo…
Ấn nhẹ vào một vùng nhất định trên đầu gối có cảm giác đau.
Quá trình viêm xảy ra bên trong khiến đầu gối tấy đỏ và đau.
Đầu gối có thể lớn hơn bình thường do viêm và cọ xát xương gây lồi xương.
Khi nhận thấy các dấu hiệu thoái hóa khớp gối, người bệnh nên đi khám chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị phù hợp.
Bác sĩ thường đề nghị chụp X-quang để phát hiện tình trạng thoái hóa khớp. Bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp MRI để nhìn rõ hơn về cấu trúc xương, mô và sụn trong khớp.
Xét nghiệm máu được sử dụng để loại trừ các nguyên nhân khác gây thoái hóa, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.
Bệnh nhân có thể được dùng các loại thuốc như:
Thừa cân, béo phì làm tăng gánh nặng cho đầu gối, khiến xương khớp thêm đau nhức. Giảm cân sẽ giúp giảm áp lực này và giảm đau.
Ngủ đủ giấc giúp các cơ bắp có khả năng hồi phục, nhờ đó sẽ giúp giảm sưng và viêm đầu gối.
Chườm ấm sẽ giúp lưu thông máu, giảm cứng khớp và giảm đau khớp.
Chườm lạnh giúp làm tê, hạn chế lưu thông máu, giúp giảm sưng đầu gối.
Bạn có thể luân phiên chườm ấm và chườm lạnh khoảng 15-20 phút để giảm đau do thoái hóa khớp gối.
Tập thể dục giúp tăng cường các cơ xung quanh khớp và giúp giảm cứng khớp. Người bị thoái hóa khớp gối nên chọn các hoạt động nhẹ nhàng, ít va chạm, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, tập yoga để cải thiện tính linh hoạt của khớp và giúp kiểm soát cơn đau.
Có thể giúp giảm đau và phục hồi chức năng của khớp.
Nội soi khớp là thủ thuật thường được áp dụng với bệnh nhân bị rách sụn hoặc gân, tổn thương sụn.
Phẫu thuật tạo hình khớp có thể làm tăng phạm vi chuyển động của khớp, do đó cải thiện cuộc sống cho những người bị thoái hóa khớp.
Theo Đông y, bệnh danh thoái hóa khớp gối là hạc tất phong. Nguyên nhân chủ yếu là do phong hàn thấp xâm nhập vào cân, cơ, xương khớp, kinh lạc làm tắc trở sự vận hành khí huyết, kinh lạc gây đau.
Người cao tuổi hoặc người mắc bệnh lâu ngày khiến khí huyết suy giảm dẫn đến can thận hư, thận hư không làm chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm xương khớp bị thoái hóa.
Đông y chú trọng vào việc điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng vận động của khớp. Việc dùng thuốc nhằm lưu thông khí huyết, đưa tà khí ra ngoài, bổ khí huyết và bổ can than, mạnh gân xương để giảm đau và chống tái phát.
Trong kho tàng y học cổ truyền có lưu truyền và sử dụng rộng rãi nhiều bài thuốc trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối như bài Phong tê thấp.
Phong tê thấp là bài thuốc gồm 8 vị dược liệu: Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh. 8 vị dược liệu này kết hợp với nhau, cùng bổ trợ tăng thêm tác dụng và giảm trừ độc tính, nên đã giúp bài thuốc Phong tê thấp có hiệu quả thực sự trong trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.
Từ bài thuốc Phong tê thấp, đã có nhiều sản phẩm ra đời. Tuy nhiên, không phải bài thuốc nào cũng có hiệu quả cao, nhất là các sản phẩm không có thương hiệu, không có nhãn mác và không được cơ quan chức năng cấp phép.
Để lựa chọn được thuốc Phong tê thấp hiệu quả thực sự, đảm bảo tính an toàn, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất, nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại các công ty dược uy tín, đảm bảo quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng và phân phối đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Tiêu biểu như thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Phong Tê Thấp Nhất Nhất dạng viên nén tiện dụng có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Người có dấu hiệu thoái hóa khớp gối có thể tham khảo sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Vân An