Tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp ngày càng gia tăng và người bệnh tìm đến các sản phẩm Đông y chữa bệnh xương khớp cũng ngày một nhiều. Tuy nhiên có một số lưu ý cần biết trước khi lựa chọn sản phẩm phù hợp để có hiệu quả thực sự.
Để biết những lưu ý khi chọn thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp cần hiểu về các triệu chứng bệnh xương khớp và phân biệt các bệnh lý xương khớp thường gặp.
Bệnh xương khớp có thể gặp ở nhiều đối tượng với nhiều lứa tuổi khác nhau và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Phần lớn các triệu chứng xương khớp khi mới xuất hiện thường bị bỏ qua nhưng trên thực tế đây có thể là dấu hiệu ban đầu của một bệnh lý xương khớp nghiêm trọng nào đó như thoái hóa cột sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
Một số tình trạng có thể gặp trong mọi bệnh lý xương khớp bao gồm:
Trong thực tế, cơn đau nhức xương khớp thường xảy ra ở người từ 40 tuổi trở lên. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh, người trẻ trong độ tuổi lao động thường xuyên hoạt động mạnh cũng có thể bị đau.
Ngoài những triệu chứng đau chung, các bệnh xương khớp khác nhau cũng có một số triệu chứng khác biệt. Khi chữa bệnh đau khớp cần dựa vào những triệu chứng khác biệt này.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính ở khớp, có liên quan trực tiếp đến hệ thống miễn dịch, gây phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh này đe dọa trực tiếp tới khả năng lao động, khả năng di chuyển của người bệnh.
Đặc điểm đặc trưng của viêm khớp dạng thấp là cơn đau nhức xương khớp có tính đối xứng nhau như đau khớp gối, đau khớp ngón tay. Ngoài đau đớn hành hạ, người bệnh còn có biểu hiện bị sưng phù, đỏ và nóng tại khớp do có tình trạng viêm.
Buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc những hôm trời lạnh các khớp bị co cứng không thể vận động trong nhiều giờ. Những người mắc viêm khớp dạng thấp lâu ngày có thể bị sút cân, mệt mỏi, xanh xao, sốt…
Thoái hóa khớp là bệnh lý hàng đầu gây ra các cơn đau nhức ở nhiều cấp độ khác nhau. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, bào mòn.
Đặc điểm của cơn đau do bệnh thoái hóa khớp là thường có cường độ đau tăng mỗi khi người bệnh vận động, cơn đau giảm nếu được nghỉ ngơi; cơn đau nghiêm trọng khi trời lạnh, những hôm thời tiết thay đổi đột ngột; có biểu hiện cứng khớp và đau nhức xương khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Cơn đau thường dai dẳng âm ỉ hoặc đau dữ dội cấp tính. Nếu các tổn thương sụn khớp không được khắc phục sớm thì có thể gây hạn chế vận động, làm khớp biến dạng (do bị bào mòn và người bệnh có tư thế giảm đau), nguy cơ tàn phế.
Gout (gút) là bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin trong máu khi cơ thể dư thừa đạm quá mức.
Bệnh này có đặc trưng là sưng phù, nóng đỏ, đau dữ dội ở các khớp trên cơ thể, đặc biệt là khớp ngón chân, bàn tay, ngón tay, cổ chân hoặc khớp gối. Ngoài đau nhức xương khớp khó chịu, bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng toàn thân khác như sốt cao, mệt mỏi… Khi không được điều trị, bệnh gút có thể gây biến dạng khớp vĩnh viễn.
Loãng xương là tình trạng mật độ tế bào xương bị suy giảm nghiêm trọng khi tế bào mới sinh ra không đủ để thay thế cho các tế bào già cỗi bị đào thải.
Loãng xương khiến xương yếu, giòn, dễ gãy cùng hàng loạt các triệu chứng khó chịu như đau nhức xương khớp tại các đầu xương, đau sâu ở trong xương, khi đứng/ngồi lâu thì dễ đau mỏi dọc theo chiều dài xương, có cảm giác châm chích toàn thân, đau xương về đêm, giảm chiều cao cơ thể, cơ cứng cơ dọc cột sống….
Bệnh này gây ra bởi vi trùng lao tấn công vào các khớp xương và gây ra các cơn đau nhẹ kèm biểu hiện sưng khớp nhưng không nóng đỏ như viêm khớp. Lao xương khớp thường gặp nhất ở các khớp xương lớn như khớp gối, khớp háng hay khớp cột sống. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây cản trở vận động, teo cơ, liệt chi.
Ngoài các bệnh lý kể trên, tình trạng đau nhức xương khớp còn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác như: bệnh lupus ban đỏ, bệnh lyme, viêm khớp nhiễm trùng, bệnh lậu…
Trong Đông y có nhiều bài thuốc được dùng để chủ trị phong tê thấp. Một bài thuốc phong tê thấp muốn đạt được hiệu quả cao thì phải có các tác dụng:
Tuy nhiên, không phải bài thuốc nào cũng có tác dụng như nhau, do có thể cùng thành phần nhưng liều lượng và cách bào chế thuốc trong Đông y sẽ cho hiệu quả khác biệt. Do vậy để lựa chọn được bài thuốc trị phong tê thấp hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất bài thuốc này và ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng và phân phối bởi các công ty Dược uy tín, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Phong Tê Thấp Nhất Nhất được sản xuất từ bài thuốc bí truyền tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả.
Sản phẩm phù hợp để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Nếu đang tìm thuốc Đông y để chữa bệnh khớp, bạn có thể tham khảo Phong Tê Thấp để điều trị cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Nguyên An