Đau nhức vai là bệnh gì, điều trị sao cho hiệu quả?

Đau nhức vai là triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra, làm cản trở sinh hoạt hàng ngày. Hiểu đúng về đau nhức vai để điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Đau nhức vai là bệnh gì
Hiểu đúng để điều trị đúng đau nhức vai

Đau nhức vai là bệnh gì?

Vai được cấu tạo bởi cơ vai, khớp vai, gân và dây chằng. Đau nhức vai là triệu chứng rất phổ biến, ước tính khoảng 20% dân số gặp phải tình trạng này ít nhất vài lần trong đời. Tỷ lệ bị đau nhức vai chỉ đứng sau tỷ lệ đau cột sống thắt lưng.

Đau nhức vai có thể là một triệu chứng cấp tính hoặc hoặc mạn tính kéo dài. Trong đó, ở người trẻ tuổi, đau nhức vai thường là vấn đề cấp tính liên quan đến chấn thương. Với người độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi, triệu chứng này thường là dấu hiệu của các bệnh lý mạn tính.

Các cơn đau nhức vai có thể xuất hiện sâu trong phần khớp vai, có thể phía sau hoặc trước vai và phần trên cánh tay. Một số triệu chứng khác người bệnh có thể cảm nhận được gồm: vai khó cử động, cảm giác yếu vai, cảm giác kim châm, đau rát hoặc giảm khả năng vận động.

Nguyên nhân gây đau nhức vai

Đau nhức vai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Đau nhức vai do chấn thương

Khi tham gia các hoạt động thể thao, đặc biệt là các môn yêu cầu vận động nhiều, lặp lại cử động tay như cầu lông, bóng chuyền, cử tạ hoặc các tai nạn bất ngờ gây chấn thương ở vùng vai có thể gây đau nhức vai.

Trong các chấn thương vùng vai, trật khớp vai là chấn thương phổ biến. nhất Khi bị trật khớp, biên độ vận động khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn, không cử động được. Cánh tay ở tư thế biến dạng so với vai, xoay ra ngoài khoảng 30 – 40 độ, có thể nhìn rõ hình dạng của vai bị trật bằng mắt thường.

Mức độ đau nhức tùy thuộc vào độ nặng của chấn thương nhưng thường gây ra cơn đau cấp tính. Cơn đau do trật khớp thường dữ dội đặc biệt khi các khối cơ co thắt. Thông thường, khi các chấn thương hồi phục, triệu chứng đau nhức sẽ hết.

đau nhức vai
Chấn thương vai gây ra đau nhức vai cấp tính

Đau nhức vai do thoái hóa khớp vai

Khớp vai rất quan trọng với cơ thể, thường xuyên phải cử động và là một trong các khớp dễ bị thoái hóa nhất. Tình trạng thoái hóa khớp dẫn đến các sụn khớp bị bào mòn, dần dần gây hư tổn vùng xương dưới sụn, các đầu xương cọ xát vào nhau gây đau đớn khi cử động, sau đó hình thành các gai xương, hốc xương và hiện tượng cứng khớp. Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý phổ biến theo tiến trình tuổi tác và thường đi kèm với thoái hóa cột sống, suy giảm khả năng lưu thông khí huyết và gây ra các cơn đau vai gáy điển hình.

Đau nhức vai do viêm khớp quanh vai

Trường hợp viêm khớp quanh vai nhẹ, người bệnh có thể thấy đau vài lần rồi dứt hẳn. Nhưng trong trường hợp nặng, cơn đau sẽ lan xuống bả vai, cánh tay, mu bàn tay. Nếu không được điều trị dứt điểm, viêm khớp quanh vai có thể dẫn đến những cơn đau kéo dài, gây ra các biến chứng như khớp vai yếu và teo dần dẫn đến giảm và mất khả năng vận động.

Viêm khớp quanh vai thể đông cứng hay còn gọi là dính bao khớp cũng là tình trạng phổ biến khiến các khớp ngày càng trở nên khó vận động. Cứng khớp vai chiếm khoảng 2% các tổn thương ở vai, gặp nhiều hơn ở nữ giới trong độ tuổi từ 40 – 60.

Đau nhức vai do các bệnh lý dây thần kinh

Viêm các dây thần kinh ở vùng cổ và ngực cũng có thể là căn nguyên gây ra các cơn đau vai. Đặc tính của các cơn đau thường xuất phát từ cổ, kéo dài đến lưng, lan ra phía sau hoặc ngoài cánh tay.

Đau nhức vai khi nào cần đi khám?

Trong nhiều trường hợp đau nhức vai gáy mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên, khi không rõ nguyên nhân và cơn đau đi kèm các triệu chứng như dưới đây thì cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Đau dữ dội, lan sang các bộ phận khác
  • Cơn đau kéo dài dù đã điều trị tại nhà
  • Biến dạng khớp vai
  • Sưng hoặc bầm tím
  • Hạn chế vận động
  • Sốt hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng phần vai
  • Các triệu chứng bất thường khác như đau bụng, khó thở, nhịp tim nhanh

Điều trị đau nhức vai như thế nào?

Đau nhức vai gáy ảnh hưởng rất nhiều đến vận động và sức khỏe của người bệnh. Nếu kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nhìn chung, điều trị đau nhức vai phụ thuộc vào nguyên nhân. Tùy từng phương pháp điều trị có thể chỉ có tác dụng nhất thời hoặc kéo dài.

đau nhức vai
Điều trị đau nhức vai phụ thuộc vào nguyên nhân, tránh dùng thuốc tùy tiện

Điều trị đau nhức vai do chấn thương

Với nguyên nhân từ chấn thương, người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng các phương pháp đặc thù của loại chấn thương đó hoặc cần phải phẫu thuật.

Ngoài ra, các thuốc giảm đau cấp tính thường được sử dụng để giảm đau đớn tức thời. Tùy thuộc vào mức độ đau, người bệnh được chỉ định các thuốc giảm đau khác nhau như paracetamol, các thuốc giảm đau NSAIDs.

Điều trị đau vai gáy do bệnh lý

Bệnh lý cơ xương khớp gây đau vai thường là bệnh mạn tính. Do vậy, việc điều trị nên kết hợp cả Tây y và Đông y. Điều trị đau nhức vai gáy theo phương pháp Tây y thường là dùng thuốc giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ có tác dụng nhất thời, hơn nữa lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, gan, thận…

Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân chính gây đau nhức xương khớp là do chứng phong thấp. Bệnh xảy ra khi vệ khí suy giảm khiến phong, hàn và thấp xâm nhập qua nang lông, da, đến kinh lạc và di chuyển khắp cơ thể gây ra các triệu chứng sưng khớp, đau nhức, đau xương, tê mỏi chân tay.

Đông y có bài thuốc Phong tê thấp điều trị bệnh phong thấp thông qua việc loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh, bổ can thận, ôn thông kinh mạch nhằm bổ gân cốt, tăng cường khả năng vận động, giảm đau, tiêu viêm và tăng cường các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng sụn khớp qua đó giúp cải thiện bệnh lý từ căn nguyên để hạn chế tái phát.

đau nhức vai
Điều trị đau nhức vai trong Đông y hướng đến điều trị căn nguyên bệnh

Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ khác

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp chăm sóc khác để giảm đau và tăng cường vận động vùng vai gáy.

Người bệnh có thể áp dụng một số bài tập nhẹ, căng duỗi cơ giúp giảm đau nhức vai hiệu quả hoặc có thể thực hiện chườm vai 3-4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15 phút để giảm đau, nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh các vận động mạnh vùng vai gáy.

Bên cạnh việc tập vận động, người bệnh cần tăng cường chế độ dinh dưỡng bổ sung protein, canxi, vitamin D thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản để tăng cường sức khỏe cho cơ xương khớp.

Ds. Thanh Loan

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.