Đau nhức xương khớp sau sinh – chớ lơ là kẻo ôm hận!

Mang thai và sinh nở là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng làm “biến đổi” cơ thể người phụ nữ, dễ dẫn đến đau nhức xương khớp sau sinh. Vậy, đau nhức xương khớp sau sinh phải làm sao?

đau cổ tay sau sinh
Đau nhức xương khớp sau sinh do nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân đau nhức xương khớp sau sinh

Nguyên nhân của cơn đau có thể là do sự thay đổi nội tiết tố và tình trạng viêm ở khớp. Các triệu chứng đau khớp sau sinh có thể xuất hiện khi mang thai hoặc chuyển dạ và kéo dài vài tuần đến vài tháng sau khi sinh.

Một số phụ nữ bị đau hông khi mang thai và có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Trong một số trường hợp, tình trạng này kéo dài suốt đời. Ngoài lưng, các vùng khớp thường bị đau là ngón tay và đầu gối.

Đau khớp ngón tay sau sinh

Đau khớp ngón tay sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả sự thay đổi về thể chất và quá trình chuyển dạ.

Giữ bàn tay ở một số vị trí nhất định trong thời gian dài khi chuyển dạ, chẳng hạn như nắm chặt thành giường có thể gây chấn thương cho ngón tay hoặc khớp bàn tay.

Để giảm đau, nên để cho bàn tay được nghỉ ngơi, chườm lạnh hoặc băng ép lại.

Hội chứng ống cổ tay

Mang thai có thể gây giữ nước, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay. Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh giữa ở tay bị nén. Khi cơ thể giữ nhiều nước hơn bình thường, chất lỏng tích tụ ở cổ tay, gây áp lực lên các dây thần kinh ở tay.

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai thường gây ra cảm giác ngứa ran, yếu tay, thậm chí đau nhói ở các ngón tay. Hội chứng này dễ kéo dài sau khi sinh.

Để điều trị hội chứng ống cổ tay, các bác sĩ thường khuyên hãy để cho bàn tay được nghỉ ngơi, dùng thiết bị hỗ trợ cho bàn tay. Nếu tình trạng ngày càng tăng nặng, có thể dùng thuốc chống viêm, tiêm steroid hoặc phẫu thuật.

Đau nhức xương khớp sau sinh
Hội chứng ống cổ tay thường gây tê buồn, đau buốt tay

Đau hông sau sinh

Đau hông sau sinh thường là đau xương chậu. Nguyên nhân thường là do phần hông không ổn định trong thời kỳ mang thai. Các hormone thai kỳ cũng ảnh hưởng đến cách cơ thể điều chỉnh cơn đau.

Các triệu chứng đau hông sau sinh: đau sâu ở vùng mu, cơn đau tồi tệ hơn khi hoạt động, cơn đau lan khắp lưng dưới, khi chuyển động có âm thanh rắc rắc.

Để điều trị, các bác sĩ thường yêu cầu tập vật lý trị liệu để tăng cường cơ vùng chậu và dùng thuốc giảm đau.

Hội chứng piriformis (hội chứng cơ hình lê)

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy một số người có thể gặp phải hội chứng piriformis sau khi mang thai. Đây là nơi một cơ gần mông co thắt và gây đau.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa gần đó. Dấu hiệu của hội chứng Piriformis giống với đau thần kinh tọa, như đau lưng dưới, hông và chân.

Để điều trị, bác sĩ thường đề nghị dùng thuốc chống viêm không steroid để kiểm soát cơn đau. Tập vật lý trị liệu và tập thể dục chân cũng giúp ích cho người bệnh.

Đau đầu gối sau sinh

Đau đầu gối sau sinh thường là do người phụ nữ đã tăng nhiều cân trong thai kỳ. Tuy nhiên, đau khớp cũng có thể là một triệu chứng viêm xương khớp, nên cần phải đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng bệnh.

Để điều trị chứng đau đầu gối sau sinh, có thể dùng thuốc chống viêm không kê đơn (OTC) hoặc thuốc giảm đau.

Viêm khớp sau sinh

Đau nhức xương khớp sau sinh
Đau nhức xương khớp sau sinh thường xảy ra ở đầu gối

Một số người phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp sau khi mang thai, nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch tấn công các mô khớp khỏe mạnh.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính. Các bác sĩ thường khuyên sử dụng thuốc để giảm viêm và kiểm soát các triệu chứng.

Sinh xong đau nhức xương khớp có cần đi khám?

Bạn nên đi khám nếu bị đau xương khớp sau sinh dai dẳng hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Cơn đau dữ dội thường cảnh báo tình trạng viêm nhiễm ngày càng tăng nặng hơn.

Phòng ngừa và điều trị đau nhức xương khớp sau sinh

Đau nhức xương khớp sau sinh
Tập thể dục giúp giảm đau nhức xương khớp sau sinh
  • Chườm ấm: Để giảm đau thắt lưng dưới bằng cách chườm nóng lên hông.
  • Chú ý tư thế và dáng đi: để không gây áp lực lên cột sống.
  • Tập Kegel: để tăng cường cơ sàn chậu, giảm đau vùng hông dưới.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: tăng cân quá nhiều cũng gây ảnh hưởng đến đầu gối.
  • Duy trì hoạt động thể chất: giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm co cứng khớp.
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi: để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Bổ sung vitamin D và canxi: đây là 2 dưỡng chất cần thiết cho hệ thống xương khớp.
  • Đi giày phù hợp: Tránh đi giày cao, gót nhọn để giảm đau hông.
  • Dùng thuốc Phong Tê Thấp Đông y: Để giảm đau và ngăn ngừa bệnh tái phát

Đau nhức xương khớp toàn thân sau sinh – đừng quên Phong Tê Thấp Nhất Nhất

Phong Tê Thấp Nhất Nhất có nguồn gốc từ bài thuốc Phong Tê Thấp nổi tiếng trong dân gian, sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng. Phụ nữ sau sinh đã cai sữa hoặc cho con ăn sữa công thức có thể tham khảo sử dụng sản phẩm nếu bị đau nhức xương khớp.

Vân An

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.