Đau thần kinh liên sườn là bệnh lý thường gặp nhưng lại ít được quan tâm và tìm hiểu đúng. Việc nhận biết và điều trị bệnh càng sớm sẽ càng đạt được hiệu quả tối ưu.
Đau thần kinh liên sườn gọi đầy đủ là đau dây thần kinh liên sườn, chỉ những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn, đau tức ngực, đau mạng sườn. Người bệnh thường chỉ đau một bên, đau từ ngực lan theo mạng sườn ra phía sau ở cạnh cột sống.
Dây thần kinh liên sườn gồm 12 cặp, có nguồn gốc từ đoạn tủy ngực từ D1 đến D12. Trực tiếp xuất phát từ tủy sống ngực là các rễ thần kinh tủy ngực, sau đó chia làm hai nhánh trước và sau. Nhánh sau của rễ thần kinh tuỷ ngực chi phối cho vùng lưng. Nhánh trước của rễ thần kinh tuỷ ngực chi phối cho vùng ngực và bụng, đổi tên thành dây thần kinh liên sườn. Khi đến xương sườn, chúng cùng với động tĩnh mạch liên sườn đi ở bờ dưới các xương sườn tạo thành bó mạch gian sườn. Khi thao tác hoặc thực hiện thủ thuật can thiệp ở vùng ngực, bó mạch gian sườn luôn được lưu ý để tránh gây tổn thương.
Theo Tây y, đau thần kinh liên sườn hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác, đa số các chuyên gia đều cho rằng có thể do nhiễm lạnh hoặc do vận động sai tư thế và quá sức. Tuy nhiên có những nguyên nhân cụ thể sau đây đã được tìm ra và chứng minh cũng đồng thời gây nên hội chứng đau dây thần kinh liên sườn bao gồm:
Theo Đông y, đau thần kinh liên sườn và các triệu chứng đau nhức liên quan đến gân xương được quy về cùng một bệnh lý gọi là phong thấp hay phong tê thấp, chỉ chứng bệnh làm đau nhức, sưng đỏ các khớp xương, bắp thịt và một số cơ quan khác trong cơ thể.
Đau thần kinh liên sườn gây ra những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện cơn nhói đau từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Nhận biết vị trí và tình trạng các cơn đau giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Các triệu chứng tương ứng bao gồm:
Tác nhân gây bệnh có thể do nhiễm lạnh hoặc do vận động quá mạnh, vận động sai tư thế. Nếu do nguyên nhân này, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống – bả vai.
Đau có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước, âm ỉ suốt ngày đêm, đến nỗi chỉ hít thở sâu, ho hay hắt hơi, thay đổi tư thế cũng đau. Nếu ấn vào vùng cạnh cột sống ứng với khe gian đốt sẽ khiến người bệnh thấy đau tức, hoặc đau lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Vùng da bị tổn thương dây thần kinh không có dấu hiệu bất thường.
Đau thần kinh liên sườn thường gặp là do bệnh Zona. Bệnh này diễn tiến qua 2 giai đoạn là giai đoạn cấp và giai đoạn di chứng. Ở giai đoạn cấp, bệnh khởi phát với triệu chứng đau rát một mảng sườn, sau vài ngày sẽ gây đỏ da và kèm theo các mụn nước lan rộng theo phạm vi phân bố của dây thần kinh liên sườn. Người bệnh thấy ngứa và bỏng rát vô cùng khó chịu, kèm theo sốt, mệt mỏi. Sau đó 1 tuần thì tổn thương khô lại và bong vảy, để lại sẹo. Ở giai đoạn di chứng, bệnh nhân đau rát tại vùng tổn thương khoảng 1 tháng hoặc nhiều tháng.
Đau dây thần kinh liên sườn do các bệnh lý về tủy sống như u ngoại tủy, u rễ thần kinh thường dễ phát hiện vì nó là dấu hiệu sớm nhất của bệnh. Đau thường khu trú rõ tại một bên, kiểu như đánh đai bên sườn. Tuy nhiên, khám cột sống lại không thấy đau rõ.
Đau có tính chất ê ẩm, không cấp tính. Kèm theo đau âm ỉ tại các đốt sống ngực ngay cả khi bệnh nhân vận động hay nghỉ ngơi. Nếu ấn vào điểm cạnh cột sống hai bên, cách giữa cột sống 2 – 3 cm sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy tức nhẹ và dễ chịu. Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi.
Chấn thương cột sống thường gặp như tai nạn, té ngã, bị đánh, tai nạn lao động… có thể gây đau dây thần kinh liên sườn. Đau mạn sườn kéo dài hoặc từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn.
Bệnh nhân thấy đau chói cả hai bên sườn, như bó chặt lấy ngực hoặc bụng. Đau liên tục suốt ngày đêm, đau tăng khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Ấn vào cột sống sẽ thấy có điểm đau chói. Bệnh nhân kèm theo các triệu chứng sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân nhanh… Bệnh thường gặp ở người trung niên.
Điều trị đau thần kinh liên sườn bằng Tây y hướng đến việc điều trị triệu chứng đau và nguyên nhân gây đau. Một số chỉ định thường bao gồm:
Điều trị đau thần kinh liên sườn theo y học cổ truyền thường bao gồm:
Bài thuốc Phong tê thấp nổi tiếng trong dân gian với 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) thường được áp dụng để điều trị chứng bệnh phong thấp.
Thuốc không chỉ điều trị các triệu chứng đau liên sườn mà còn tăng cường chính khí trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn và rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Có nhiều loại thuốc Phong tê thấp ra đời từ bài thuốc Phong tê thấp, tuy nhiên hiệu quả có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào thành phần, liều lượng và quy trình sản xuất.
Để lựa chọn được bài thuốc trị Phong tê thấp hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất bài thuốc này và ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng và phân phối bởi các công ty Dược uy tín, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Phong Tê Thấp Nhất Nhất được sản xuất từ bài thuốc bí truyền tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Sản phẩm phù hợp để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.
Nguyên An