Chế độ ăn rất quan trọng đối với tình trạng thoái hóa khớp. Tìm hiểu thoái hóa khớp gối nên ăn gì để hạn chế bệnh tái phát và hỗ trợ điều trị bệnh.
Để giải đáp thắc mắc thoái hóa khớp gối nên ăn gì, trước hết cần hiểu rõ triệu chứng thoái hóa khớp gối và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Thoái hoá khớp gối là hậu quả của một loạt quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương. Biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.
Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% trường hợp thoái hóa khớp gối.
Chế độ ăn uống nghèo nàn không đủ cung ứng nguyên liệu cho cơ thể tổng hợp những dưỡng chất cần thiết cho hoạt động và phát triển của các cơ quan nói chung và hệ xương khớp nói riêng, dẫn đến thiếu hụt chất nuôi dưỡng sụn khớp, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Ngược lại, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm, nhưng thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết lại dễ gây các bệnh chuyển hóa, béo phì… đây là những yếu tố có nguy cơ gây tác động xấu lên xương khớp, làm tăng gánh nặng cho khớp gối.
>> Xem thêm Đau cứng khớp gối tái phát liên tục điều trị như thế nào?
Các nguyên tắc ăn uống cho người bị thoái hóa khớp gối cần chú ý các nhóm thực phẩm sau:
Do nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thoái hóa khớp đặc biệt là thoái hóa khớp gối là do quá trình lão hóa, vì vậy chế độ ăn với nhiều thực phẩm chống lão hóa sẽ là phương thức đơn giản và hữu hiệu nhất để hỗ trợ điều trị.
Các loại thực phẩm này thường có chung cơ chế chống oxy hóa từ đó giúp các tế bào giảm sự tác động từ các gốc oxy hóa tự do gây ra trong cơ thể.
Một số thực phẩm có khả năng chống oxy hóa như:
Các loại đậu đặc biệt là đậu nành rất giàu isoflavone – một loại phytoestrogen giống như estrogen. Isoflavone có đặc tính chống viêm giúp điều chỉnh phản ứng viêm của cơ thể, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, chống ung thư và kháng khuẩn.
Những món ăn được làm từ đậu nành rất giàu protein, các loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, trong đậu nành có các khoáng chất như canxi, sắt, mangan, selen, photpho, magie, kẽm và đồng, giúp xương chắc khỏe và nhiều năng lượng.
Các loại cá đặc biệt là cá hồi chứa nhiều protein, axit béo omega-3 chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra hàm lượng kali cao trong cá hồi ngăn ngừa bệnh tim mạch, selenium điều chỉnh các hoạt động hormone tăng khả năng trao đổi chất, giảm các bệnh tuyến giáp.
>> Xem thêm 8 Biện pháp giúp giảm nhanh sưng khớp gối ai cũng cần biết
Các loại rau nhà họ cải như bắp cải, bông cải xanh, cải mầm, cải ngọt, cải thìa, cải bó xôi… là những thực phẩm chống lão hóa có rất nhiều vi lượng. Hàm lượng dinh dưỡng phong phú như vitamin C, E, K, B9, kali, canxi, selen (chất cần thiết cho tuyến giáp hoạt động và chức năng của hệ miễn dịch), lutein, beta-carotene, zeaxanthin… giúp làm chậm quá trình lão hóa, hấp thụ chất béo, ngăn ngừa tăng cân, tăng cường trí nhớ, bảo vệ tim.
Đặc biệt trong các loại rau cải chứa glucosinolates – chất này giữ hương vị cay nồng đặc trưng cho rau cải và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp điều chỉnh các phản ứng căng thẳng, viêm trong cơ thể, có khả năng kháng khuẩn và phòng ngừa ung thư.
Một số thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể rất phù hợp với người bị thoái hóa khớp gối bao gồm:
Các thực phẩm giàu vitamin C chính là lời giải đáp cho câu hỏi “thoái hóa khớp ăn gì tốt”. Vitamin C giúp thúc đẩy sản xuất tế bào bạch cầu – đây là chìa khóa để tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ, ổi, dứa, cam, bưởi, dưa lưới, dâu tây, kiwi, quả mâm xôi; các loại rau họ cải, ớt chuông, cà chua…
Mỗi ngày nên cung cấp khoảng 100g trái cây các loại để cung cấp đủ hàm lượng vitamin C cho cơ thể.
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc duy trì bổ sung lượng vitamin E dồi dào là rất quan trọng để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Theo kết quả được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, các chức năng miễn dịch khác nhau đã được tăng cường đáng kể bằng cách bổ sung vitamin E hàng ngày trong 235 ngày, với kết quả tốt nhất là khi bổ sung 200 mg vitamin E mỗi ngày.
Không chỉ dừng lại ở đó, bổ sung khoảng 100 – 400 mg vitamin E mỗi ngày còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.
Vitamin E có nhiều trong các chế phẩm như dầu thực vật, bơ thực vật, các loại quả hạch, hạt hướng dương…
>> Xem thêm Các mức độ thoái hóa khớp và cách điều trị hiệu quả
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả cho hệ miễn dịch bởi kẽm có liên quan đến sự sản xuất và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch. Sử dụng thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
Một số nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm có thể kể đến như hàu, hạt điều, đậu xanh, hạnh nhân, gan…
Các thực phẩm chống viêm cũng là câu trả lời hữu ích cho thắc mắc “thoái hóa khớp nên ăn gì”.
Triệu chứng viêm ở khớp gối chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bị thoái hóa khớp gối tăng cường ăn thực phẩm chống viêm bao gồm:
Các loại thảo mộc và gia vị bổ sung chất chống oxy hóa (cùng với hương vị) vào thức ăn. Với thành phần chứa chất kháng viêm tự nhiên, hành, tỏi được bổ sung vào thức ăn vừa tăng thêm hương vị cho bữa ăn vừa giúp cơ thể được bảo vệ.
Các loại rau gia vị và gia vị như húng quế, kinh giới hoặc chất curcumin được tìm thấy trong nghệ và ớt đều có tác dụng giảm viêm hữu hiệu.
Những người thiếu hụt vitamin B6 có lượng protein phản ứng C, một hợp chất gây viêm, đặc biệt là đối với các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Để giảm viêm và tăng vitamin B6, hãy ăn các thực phẩm giàu vitamin B bao gồm cải xoăn, ớt chuông và nấm, dưa đỏ, cá ngừ và thịt gia cầm.
Nghiên cứu của Italy cho thấy bổ sung axit folic liều thấp (còn gọi là folate, một loại vitamin B khác) hàng ngày có thể giảm viêm. Nguồn thực phẩm giàu folate bao gồm đậu mắt đen, rau lá xanh đậm, măng tây và gan.
Vitamin K có thể làm giảm các dấu hiệu viêm, giúp thúc đẩy quá trình đông máu và bảo vệ sức khỏe của xương. Vitamin K cần thiết cho xương nhưng lại không thể bổ sung từ chế độ ăn uống.
Có hai loại vitamin K: Vitamin K1 và K2. Vitamin K1 trong các loại rau lá, bao gồm cải xoăn, rau bina, bông cải xanh và bắp cải. K2 có trong thịt gà, gan và trứng.
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn, việc sử dụng thêm bài thuốc Phong tê thấp trong Đông y theo từng đợt cũng giúp người bệnh thoái hóa khớp gối ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Bài thuốc Phong tê thấp nổi tiếng trong dân gian với 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) đã được áp dụng để điều trị chứng bệnh phong thấp từ lâu đời.
Thuốc không chỉ điều trị các triệu chứng thoái hóa khớp gối mà còn tăng cường chính khí trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn và rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Có nhiều loại thuốc Phong tê thấp ra đời từ bài thuốc Phong tê thấp, tuy nhiên hiệu quả có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào thành phần, liều lượng và quy trình sản xuất.
Để lựa chọn được bài thuốc trị Phong tê thấp hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất bài thuốc này và ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng và phân phối bởi các công ty Dược uy tín, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Phong Tê Thấp Nhất Nhất được sản xuất từ bài thuốc bí truyền tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Sản phẩm phù hợp để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.
Nguyên An