Thoát vị đĩa đệm thắt lưng nguyên nhân và cách điều trị

Theo thống kê, thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý có tỷ lệ mắc khá cao với 30% dân số gặp phải. Bệnh có xu hướng trẻ hóa, ngày càng nhiều người trong độ tuổi từ 20-30 mắc bệnh, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống

Đĩa đệm thắt lưng là gì?

Cơ thể người có 33 đốt sống, gồm 5 nhóm:

  • 7 đốt sống cổ, ký hiệu từ C1 đến C7
  • 12 đốt sống lưng, ký hiệu từ D1 đến D12
  • 5 đốt sống thắt lưng, ký hiệu từ L1 đến L5
  • 5 đốt sống hông, ký hiệu từ S1 đến S5
  • 4 đốt sống xương cụt

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống với cấu trúc gồm hai phần chính là vòng bao xơ và nhân nhầy. Bao xơ được tạo thành từ tổ hợp các sợi collagen có khả năng căng giãn và đàn hồi tốt. Nhân nhầy đĩa đệm là một chất dịch nhầy được tạo thành từ các phân tử proteoglycans (tổng hợp từ chondroitin sulphates A và C, dermatan sulphate, kratosulphate, hyaluronic acid). Đĩa đệm giúp hấp thu các chấn động, giảm áp lực lên cột sống và bảo vệ cấu trúc xương.

Đĩa đệm nằm ở khu vực thắt lưng từ L1 đến L5 được gọi là đĩa đệm thắt lưng.

thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Đĩa đệm thắt lưng bình thường với nhân nhầy nằm ở giữa

Thoát vị đĩa đệm ở lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm ở khu vực thắt lưng thoát ra ngoài thông qua các vết rách của bao xơ. Nhân nhầy chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống khiến đĩa đệm xẹp, lún, các khớp xương cọ xát trực tiếp với nhau.

Thoát vị đĩa đệm thể hiện rõ nhất ở tình trạng suy giảm lượng nước trong dịch nhầy nội đĩa đệm. Điều này kéo theo sự mất cân bằng trong việc tổng hợp và đào thải proteoglycan, khiến lượng phân tử này bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng vốn có của đĩa đệm là sự đàn hồi, nâng đỡ, giảm ma sát giữa các đốt sống. Song song với sự thoái hóa của nhân nhầy là sự lão hóa của bao xơ với biểu hiện suy giảm khả năng co giãn do thiếu dinh dưỡng. Khi đến một giới hạn nhất định hoặc có sự tác động ngoại lực thì rất dễ khiến bao xơ bị nứt rách khiến cho nhân nhầy thoát ra ngoài.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cột sống nhưng thường gặp nhất là ở cột sống thắt lưng do sức ép của khu vực này trên cơ thể là rất lớn.

>> Xem thêm Đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ cảnh báo điều gì?

thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng khiến dây thần kinh bị chèn ép

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm lưng

Các nghiên cứu thực tế cho thấy nhân nhầy đĩa đệm và vòng xơ bao quanh đều có sự suy giảm về cấu trúc theo thời gian. Nếu như khi mới sinh ra lượng dịch trong đĩa đệm là 88% thì đến tuổi trung niên chỉ còn khoảng 65%; còn bao xơ thì giảm tương ứng từ 78% lúc mới sinh xuống còn khoảng 70%. Do vậy, nguyên nhân chính của thoát vị đĩa đệm thắt lưng là do quá trình lão hóa.

Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh bao gồm:

  • Do bẩm sinh: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể xảy ra ở những người mắc dị tật bẩm sinh gai cột sống, vẹo cột sống, gù cột sống…
  • Béo phì, thừa cân khiến cột sống phải nâng đỡ trọng lượng lớn hơn khả năng
  • Vận động sai tư thế: Ngồi sai tư thế, bê vác vật nặng, xoay người đột ngột… gây lực nén lớn lên đĩa đệm.
  • Đặc thù công việc: Một số công việc yêu cầu người lao động phải duy trì một tư thế trong thời gian dài khiến đĩa đệm liên tục chịu áp lực.
  • Thoát vị đĩa đệm do chấn thương trong lao động, tai nạn giao thông, chấn thương thể thao…
  • Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh: Hút thuốc lá, uống bia rượu quá nhiều. Nicotin trong thuốc lá và hóa chất trong bia rượu có thể làm hạn chế sự lưu thông máu đến xương cột sống và cấu trúc đĩa đệm. Điều này làm cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn hoặc các tổn thương xương khớp cũng khó lành lặn hơn.
  •  Nguyên nhân khác: Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, sinh hoạt không điều độ… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

>> Xem thêm Báo động tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ ngày càng gia tăng

thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý có diễn biến âm thầm. Một số trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể không có bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên đa số người bệnh phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu do dây thần kinh bị chèn ép. Một số biểu hiện phổ biến bao gồm:

  • Đau cột sống: Đau nhức là dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm điển hình bất cứ người bệnh nào cũng phải chịu đựng. Cơn đau xuất phát từ vùng cột sống bị bệnh với các cấp độ khác nhau như đau cấp tính nghiêm trọng, đau âm ỉ nhiều ngày, đau dữ dội khi vận động, đi lại. Tùy theo vị trí thoát vị mà cơn đau có thể lan tỏa và ảnh hưởng đến chân hoặc tay.
  • Tê bì, tê ngứa khó chịu: Đây là triệu chứng biểu hiện sự chèn ép dây thần kinh. Tùy vào vị trí tổn thương mà vùng ảnh hưởng cũng rất đa dạng. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây tê bì, nhức nhối ở toàn bộ vùng cổ vai gáy hoặc cánh tay, bả vai, ngón tay. Nếu thoát vị cột sống thắt lưng gây chèn ép dây thần kinh ảnh hưởng đến chân thì có thể gây tê bì hông, mông, đùi, bắp chân hoặc toàn bộ bàn chân, ngón chân…
  • Yếu cơ: Đây là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm xảy ra do dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp khắc phục hợp lý thì có thể khiến teo dây thần kinh, teo cơ, gây yếu cơ, liệt chi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động sau này của người bệnh.
  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng cũng có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Cơn đau thần kinh tọa thường là đau nhức nhối như điện giật kèm tình trạng tê ngứa, co cứng từ vùng hông, mông, chạy dọc xuống chân, bàn chân. Cơn đau thường tăng về cấp độ nếu người bệnh vận động, đi lại, ngồi/đứng lâu hoặc cố gắng duỗi thẳng chân.

>> Xem thêm Điều nên và không nên làm khi bị đau cổ không quay đầu được

thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh tọa

Điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng như thế nào?

Có một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng phổ biến, bao gồm:

1. Điều trị bằng trị liệu

Một số phương pháp trị liệu không dùng thuốc hoặc kết hợp dùng thuốc giúp giảm đau ở lưng dưới:

  • Chiropractic (phương pháp kéo nắn xương khớp): Phương pháp này mang lại hiệu quả ở mức độ vừa phải với cơn đau lưng dưới, kéo dài ít nhất 1 tháng. Lưu ý, trị liệu bằng phương pháp chiropractic với bệnh nhân bị thoát bị đĩa đệm cổ, trong một số hiếm trường hợp có thể gây ra đột quỵ.
  • Châm cứu: Làm giảm đau lưng và đau cổ kinh niên tương đối tốt.
  • Massage: Giảm đau ngắn hạn cho người bị đau lưng dưới kinh niên.
  • Yoga: Kết hợp vận động thể chất, tập thở và thiền, giúp cải thiện chức năng và làm giảm đau lưng kinh niên.

Có thể dùng các phương pháp như tác động cột sống, kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh. Ở một vài tuần đầu tiên, khi tổn thương thoát vị còn mới chưa bị xơ hóa, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi ra trở lại vị trí bình thường. Kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cũng cho tác dụng tương tự, chỉ định cho bệnh nhân lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Mặc áo nẹp cột sống cho tác dụng cố định tạm thời, hạn chế các động tác mạnh lên vùng cột sống tổn thương, qua đó làm giảm lực tác động lên đĩa đệm.

2. Điều trị thoát vị đĩa đệm lưng dưới bằng thuốc Tây

Các nhóm thuốc thường được bác sĩ kê để điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau – kháng viêm: paracetamol, diclofenac, meloxicam…
  • Thuốc chống động kinh.
  • Thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal… chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống.

 Tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids: Corticosteroids là thuốc kháng viêm mạnh có thể được tiêm trực tiếp vào vùng xung quanh dây thần kinh cột sống, làm giảm triệu chứng viêm tại chỗ và các triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm. Đây là phương pháp dùng để điều trị cho các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng. Liệu trình mỗi đợt 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 3 – 7 ngày.

3. Điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng can thiệp ngoại khoa

Trong một số trường hợp, khi tình trạng thoát vị chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa (vị trí ngay bên dưới thắt lưng) gây hội chứng đuôi ngựa (biểu hiện bí đại tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục), lúc này bệnh nhân cần phải được phẫu thuật ngay để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng gây yếu tay/chân hoặc liệt. Thêm vào đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật khi phương pháp điều trị bảo tồn không cải thiện triệu chứng sau 6 tuần, đặc biệt nếu bệnh nhân tiếp tục gặp phải các vấn đề:

  • Tê hoặc yếu
  • Khó đứng thẳng hoặc đi bộ
  • Mất kiểm soát bàng quang và/hoặc ruột.

Trong nhiều trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ phần nhô ra của đĩa đệm, thậm chí một số trường hợp phải loại bỏ toàn bộ đĩa đệm. Trong những trường hợp này, các đốt sống có thể cần phải được kết hợp với phần cứng kim loại để cung cấp sự ổn định cho cột sống.

thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phải được thực hiện ở bệnh viện uy tín

4. Dùng thuốc Phong tê thấp Đông y điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Theo Đông y, căn nguyên các bệnh lý về xương khớp là do bệnh phong thấp gây nên. Do vậy, dùng bài thuốc Phong tê thấp để điều trị bệnh phong thấp là biện pháp đem lại hiệu quả cao trong các bệnh lý này và có thể ứng dụng với tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Bài thuốc Phong tê thấp nổi tiếng trong dân gian với 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) đã được áp dụng để điều trị chứng bệnh phong thấp từ lâu đời.

Thuốc không chỉ điều trị các triệu chứng sưng đau xương khớp mà còn tăng cường chính khí trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn và rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Lưu ý khi lựa chọn và dùng thuốc Phong Tê Thấp

Có nhiều loại thuốc Phong tê thấp ra đời từ bài thuốc Phong tê thấp, tuy nhiên hiệu quả có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào thành phần, liều lượng và quy trình sản xuất.

Để lựa chọn được bài thuốc trị Phong tê thấp hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất bài thuốc này và ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng và phân phối bởi các công ty Dược uy tín, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.

Phong Tê Thấp Nhất Nhất được sản xuất từ bài thuốc bí truyền tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Sản phẩm phù hợp để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.

Nguyên An

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.