Thoát vị đĩa đệm là bệnh diễn biến âm thầm nên khi phát hiện thì thường đã có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu dấu hiệu thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh để điều trị kịp thời.
Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống với cấu tạo gồm hai phần là bao xơ và nhân nhầy bên trong thực hiện nhiệm vụ co giãn, giúp các đốt xương hoạt động trơn tru mà không bị cọ xát vào nhau. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách dẫn đến các nhân nhầy phía bên trong thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống gây nên những cơ đau đớn, khó chịu.
Thoát vị đĩa đệm có thể gặp ở mọi vị trí trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở 2 vị trí là đĩa đệm thắt lưng và đĩa đệm cổ do tính chất thường xuyên phải gánh vác trọng lượng ở 2 khu vực.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý có thể gặp ở nhiều đối tượng, tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ cao hơn khi mắc và dễ bị thoát vị chèn ép dây thần kinh như sau:
Có nhiều dấu hiệu giúp nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh như sau:
Đau khớp là triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của tình trạng dây thần kinh bị chèn ép. Cơn đau tỏa ra và di chuyển qua nhiều khớp nối với các bộ phận khác trong cơ thể, đặc biệt là vùng thắt lưng, khớp gối, bắp chân, cánh tay. Điều này xảy ra do dây thần kinh bị viêm và sưng, ảnh hưởng tới chức năng kết nối của chúng.
Cảm giác tê nhức là triệu chứng điển hình của hiện tượng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Bởi, khi tác động, dòng tín hiệu thần kinh bị gián đoạn gây tê cứng trong thời gian ngắn nhưng lặp lại liên tục. Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra hiện tượng tê liệt vĩnh viễn.
Chức năng của dây thần kinh là truyền tín hiệu từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể. Do đó, bất cứ điều gì làm gián đoạn tín hiệu này đều xuất hiện triệu chứng tê như kim châm. Thông thường, hiện tượng này xảy ra ở khu vực nhất định và kéo dài 3-5 phút. Nếu chúng xuất hiện liên tục thì nên kiểm tra sức khỏe đề phòng mắc hội chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh.
Suy yếu cơ bắp ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân thường là dấu hiệu cảnh báo dây thần kinh vận động đang bị chèn ép. Dây thần kinh vận động mang tín hiệu từ não đến cơ, cơ yếu là dấu hiệu cho thấy sự kết nối thần kinh đang gặp vấn đề.
Nếu dây thần kinh bị chèn ép tạm thời thì các triệu chứng sẽ hết sau khi được nghỉ ngơi hoặc điều trị hợp lý. Tuy nhiên, nếu áp lực lên dây thần kinh không được kiểm soát, hiện tượng này có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn, do vậy người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám sớm để điều trị kịp thời.
Khi thấy các triệu chứng trên hoặc bất kỳ triệu chứng nào dưới đây bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm:
Các nhóm thuốc thường được bác sĩ kê để điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép bao gồm:
Tuy nhiên, các loại thuốc tân dược nêu trên chưa điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh mà chỉ giảm được triệu chứng. Bên cạnh đó, việc tùy tiện sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, dạ dày… Vì vậy, người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp sử dụng thuốc tây không đỡ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các phần gây chèn ép dây thần kinh. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn có thể tái phát trở lại.
Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu như: chườm nóng và lạnh, xoa bóp, massage… cũng là cách giúp giảm sưng, đau khi bị chèn ép dây thần kinh.
Trong một số trường hợp, khi tình trạng thoát vị chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa (vị trí ngay bên dưới thắt lưng) gây hội chứng đuôi ngựa (biểu hiện bí đại tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục), lúc này bệnh nhân cần phải được phẫu thuật ngay để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng gây yếu tay/chân hoặc liệt. Thêm vào đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật khi phương pháp điều trị bảo tồn không cải thiện triệu chứng sau 6 tuần, đặc biệt nếu bệnh nhân tiếp tục gặp phải các vấn đề:
Trong nhiều trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ phần nhô ra của đĩa đệm, thậm chí một số trường hợp phải loại bỏ toàn bộ đĩa đệm. Trong những trường hợp này, các đốt sống có thể cần phải được kết hợp với phần cứng kim loại để cung cấp sự ổn định cho cột sống.
Theo Đông y, căn nguyên các bệnh lý về xương khớp là do bệnh phong thấp gây nên. Do vậy, dùng bài thuốc Phong tê thấp để điều trị bệnh phong thấp là biện pháp đem lại hiệu quả cao trong các bệnh lý này và có thể ứng dụng với tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Bài thuốc Phong tê thấp nổi tiếng trong dân gian với 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) đã được áp dụng để điều trị chứng bệnh phong thấp từ lâu đời. Thuốc không chỉ điều trị các triệu chứng sưng đau xương khớp mà còn tăng cường chính khí trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn và rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Có nhiều loại thuốc Phong tê thấp ra đời từ bài thuốc Phong tê thấp, tuy nhiên hiệu quả có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào thành phần, liều lượng và quy trình sản xuất.
Để lựa chọn được bài thuốc trị Phong tê thấp hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất bài thuốc này và ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng và phân phối bởi các công ty Dược uy tín, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Phong Tê Thấp Nhất Nhất được sản xuất từ bài thuốc bí truyền tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Sản phẩm phù hợp để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.
Nguyên An