Điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 như thế nào cho hiệu quả?

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là tình trạng bệnh lý xương khớp rất phổ biến, gây đau và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu cách điều trị bệnh cho hiệu quả.

thoát vị đĩa đệm L5 S1
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống

Để biết cách điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm L5 S1 cần biết về vị trí tổn thương và nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý.

Vị trí của đĩa đệm L5 S1

Cơ thể người có 33 đốt sống, gồm 5 nhóm:

  • 7 đốt sống cổ, ký hiệu từ C1 đến C7
  • 12 đốt sống lưng, ký hiệu từ D1 đến D12
  • 5 đốt sống thắt lưng, ký hiệu từ L1 đến L5
  • 5 đốt sống hông, ký hiệu từ S1 đến S5
  • 4 đốt sống xương cụt

Đĩa đệm L5-S1 nằm ở đoạn xương thấp nhất của cột sống, giữa đốt sống thắt lưng thứ 5 (L5) và đốt xương cùng thứ nhất (S1). Vị trí này được xem là bản lề của cột sống thắt lưng, chịu sức ép từ tải trọng phần trên cơ thể và sự chuyển động từ nhiều phía như: cúi, khom người, nghiêng, ưỡn, xoay… Do phải chịu nhiều tác động của lực nên vị trí đốt sống L5 S1 dễ xảy ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 là hiện tượng đĩa đệm ở vị trí L5 S1 bị rạn nứt bao xơ bên ngoài, nhân nhầy bên trong thoát ra, chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy gây ra đau nhức và tê liệt ở một số bộ phận của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1
Đĩa đệm L5 S1 là bản lề cột sống thắt lưng nên rất dễ bị tổn thương

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm L5 S1

Ở Việt Nam, bệnh thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở người trên 60 tuổi do quá trình lão hóa xương khớp. Tuổi tác càng cao thì chức năng của cột sống càng suy giảm và dẫn đến thoái hóa. Thoái hóa đốt sống lâu ngày có thể gây thoái hóa đĩa đệm và tiến triển thành thoát vị đĩa đệm kèm theo sự hình thành gai xương chèn ép vào tủy sống và dây thần kinh.

Các nghiên cứu cho thấy thoát vị đĩa đệm cũng ngày càng gia tăng ở giới trẻ. Đoạn cột sống L5-S1 là bản lề để cột sống thực hiện các động tác cúi, nghiêng, ưỡn người… nên đoạn đĩa đệm này thường phải chịu nhiều áp lực nên dễ bị chấn thương và suy yếu. Trong quá trình vận động khó tránh khỏi những va đập do té ngã, tại nạn giao thông, tai nạn lao động gây chấn thương đĩa đệm có thể khiến nhân nhầy thoát vị ra khỏi đĩa đệm. Chưa kể, một số người trẻ ngồi làm việc sai tư thế, cúi nâng vật nặng đột ngột, mang vác nặng, chơi thể thao không đúng tư thế cũng làm gia tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, trong gia đình có người mắc bệnh về đĩa đệm, cột sống hay bất thường về cấu trúc cột sống như gai cột sống, gù vẹo cột sống bẩm sinh thì nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cũng cao hơn.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm L5 S1

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1 phổ biến bao gồm:

  • Đau chân: Đau chân thường là triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm L5 S1. Nếu cơn đau phát ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa ở mặt sau chân, nó được gọi là đau thần kinh tọa, thường là chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.
  • Đau lưng dưới: Người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 sẽ có cảm giác đau nhói và kèm theo cứng khớp ở phần lưng dưới, đặc biệt là khu vực đốt sống L4, L5, S1.
  • Đau trầm trọng hơn khi cử động: Đau có thể kéo dài khi người bệnh đi bộ một quãng ngắn hoặc đứng lâu. Một tiếng cười, hắt hơi hoặc hành động bất ngờ khác cũng có thể làm gia tăng cơn đau.
  • Tê hoặc ngứa ran: Người bệnh có thể bị tê ở chân hoặc ngứa ran ở chân và ngón chân. Điều này xảy ra do thoát vị đĩa đệm L5 S1 gây đè nén dây thần kinh chi phối các cơ quan.
  • Yếu cơ bắp: Cơ bắp phục vụ bởi các dây thần kinh bị ảnh hướng do thoát vị đĩa đệm L5 S1 có xu hướng suy yếu đi. Điều này có thể gây khó khăn khi nâng chân trong đi bộ hoặc thậm chí là thường xuyên bị vấp ngã.

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể nhẹ hơn và hạn chế ở mức thấp nếu thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến thần kinh của người bệnh. Tuy nhiên, mức độ đau có thể nặng nề và nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị sớm. Chính vì vậy, chẩn đoán sớm và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp là rất cần thiết và quan trọng khi phát hiện căn bệnh này.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1
Vị trí tổn thương sẽ quyết định triệu chứng đau tê mà người bệnh gặp phải

Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 như thế nào?

Hầu hết các trường hợp của thoát vị đĩa đệm L5 S1 đều có thể được giải quyết trong vòng 6 tuần nếu điều trị đúng cách. Vì vậy, bệnh nhân thường được khuyên là nên bắt đầu với các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Các lựa chọn điều trị đối với bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 bao gồm:

1. Sử dụng thuốc Tây

Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp phổ biến được chỉ định đầu tiên khi phát hiện bệnh. Một số thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau: Giảm đau là nhóm thuốc được sử dụng đầu tiên để kiểm soát các cơn đau. Và với bệnh thoát vị đĩa đệm cũng không ngoại lệ, các thuốc giảm đau thường được sử dụng cho thoát vị đĩa đệm L5 S1 là Acetaminophen (Tylenol) và trong trường hợp đau nặng có thể cần đến các thuốc giảm đau gây nghiện.
  • Thuốc giãn cơ: Có thắt cơ có thể xảy ra do thoát vị đĩa đệm L5 S1, do vậy bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giãn cơ trơn như Baclofen, Carisoprodol, Therabenzaprine, Dantrolene, Diazepam, Metaxalone… các loại thuốc này hoạt động như các chất ức chế hệ thống thần kinh trung ương và có đặc tính làm giãn cơ.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID hoạt động bằng cách cản trở các chất trong cơ thể được gọi là prostalandin kích thích cảm giác đau đớn, từ đó giúp giảm đau và chống viêm. Có nhiều loại thuốc NSAID không kê toa và kê toa tùy theo mức độ đau của bệnh. Một số thuốc thường dùng thuộc nhóm này là: Aspirin (Bufferin, Bayer, Ecotrin), Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve, Naprosyn), Celecoxib (Celebrex).
  • Thuốc streroid: Tiêm tĩnh mạch với các thuốc steroid thường dược sử dụng trong một số trường hợp. Ngoài ra, tiêm steroid ngoài màng cứng cũng có thể được chỉ định để giảm đau cho bệnh nhân và phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, các thuốc này thường có tác dụng tạm thời và gây ra các tác dụng phụ nếu dùng kéo dài.

Việc sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 là phổ biến, nhưng bên cạnh những sự tác động nhanh chóng, giảm đau ngay lập tức là sự tiềm ẩn của nhiều các tác dụng phụ gây ảnh hưởng lên các cơ quan trong cơ thể và sức khỏe chung cho người.

Do vậy, điều quan trọng khi áp dụng phương pháp này là cần nên xem xét kỹ và chỉ dùng thuốc sau khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để tránh những trường hợp lợi bất cập hại.

>> Xem thêm Thoát vị đĩa đệm L4 L5 điều trị dứt điểm được không? 

Thoát vị đĩa đệm L5 S1
Sử dụng thuốc Tây cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ

2. Điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 bằng phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể được khuyến cáo nếu:

  • Cơn đau dữ dội và các triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm L5 S1 khiến người bệnh không thể chịu đựng, mọi hoạt động hằng ngày trở nên khó khăn.
  • Người bệnh xuất hiện các triệu chứng thần kinh tiến triển như yếu chân hoặc tê, kèm theo mất chức năng ruột, bàng quang.
  • Thuốc và các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác không làm giảm đáng kể tình trạng bệnh.
  • Phương pháp phẫu thuật chính cho đĩa đệm L5 S1 bị thoát vị là cắt vi mô và cắt vi mô nội soi. Các phương pháp này được thực hiện nhằm làm giảm áp lực ra khỏi rễ thần kinh và cung cấp một môi trường tốt hơn cho đĩa đệm. Thông thường, chỉ một phần nhỏ của đĩa đệm và gốc thần kinh được loại bỏ vì phần lớn đĩa đệm vẫn còn nguyên vẹn.

Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường có tỷ lệ thành công cao, giúp người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục và sớm trở lại sinh hoạt bình thường, tuy nhiên đây cũng là biện pháp tốn kém và có nhiều hạn chế trong việc chăm sóc nên không nhiều người lựa chọn phương pháp này.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm L5 S1 cần được thực hiện ở bệnh viện chuyên khoa

3. Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1

Vật lý trị liệu có thể được khuyến nghị trong kế hoạch điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1. Mục tiêu của vật lý trị liệu là giảm đau, tăng chức năng và cung cấp một chương trình duy trì để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Một chương trình vật lý trị liệu thường có hai phần:

  • Liệu pháp vật lý thụ động: Bao gồm các liệu pháp tác động được thực hiện bởi các chuyên gia trị liệu giúp thực hiện mục tiêu điều trị.
  • Các bài tập vận động: Là các bài tập được hướng dẫn bởi các chuyên gia và người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà.

Cụ thể về liệu pháp vật lý thụ động bao gồm:

  • Liệu pháp nhiệt và lạnh: Nhiệt có thể là giảm đau cơ co thắt trong 48 giờ đầu, trong khi đó liệu pháp lạnh lại có thể hữu ích để giảm viêm. Một số bệnh nhân cảm thấy giảm đau hơn bằng cách sử dụng các gói chườm nóng hoặc lạnh và luôn phiên cả hai. Áp dụng trong 10 – 20 phút mỗi lần để giảm đau, giảm viêm.
  • Siêu âm: Siêu âm là một hình thức sưởi ấm sâu trong đó sóng siêu âm đi qua da và xâm nhập vào các mô mềm. Thiết bị siêu âm đặc biệt hữu ích trong việc giảm đau cấp tính và có thể làm tăng khả năng chữa lành mô.
  • Kích thích thần kinh điện qua da (TENS): Sử dụng kích thích điện để điều chỉnh cảm giác đau lưng dưới và chân do thoát vị đĩa đệm L5 S1 bằng cách làm cản trở các tín hiệu đau gởi đến não. Với thiết bị máy TENS được gắn trực tiếp trên da để cho dòng điện đi vào cơ thể qua da nhằm mang lại công dụng giảm đau.

Lưu ý các biện pháp vật lý trị liệu cần phải được thực hiện ở cơ sở chuyên khoa uy tín để tránh các biến chứng do sai phạm kỹ thuật gây nên.

4. Điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng bài thuốc Phong tê thấp

Theo Đông y, căn nguyên các bệnh lý về xương khớp là do bệnh phong thấp gây nên. Do vậy, dùng bài thuốc Phong tê thấp để điều trị bệnh phong thấp là biện pháp đem lại hiệu quả cao trong các bệnh lý này và có thể ứng dụng với tình trạng thoát vị đĩa đệm L5 S1.

Bài thuốc Phong tê thấp nổi tiếng trong dân gian với 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) đã được áp dụng để điều trị chứng bệnh phong thấp từ lâu đời. Thuốc không chỉ điều trị các triệu chứng sưng đau xương khớp mà còn tăng cường chính khí trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn và rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Lưu ý khi lựa chọn và dùng thuốc Phong Tê Thấp

Có nhiều loại thuốc Phong tê thấp ra đời từ bài thuốc Phong tê thấp, tuy nhiên hiệu quả có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào thành phần, liều lượng và quy trình sản xuất.

Để lựa chọn được bài thuốc trị Phong tê thấp hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất bài thuốc này và ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng và phân phối bởi các công ty Dược uy tín, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.

Phong Tê Thấp Nhất Nhất được sản xuất từ bài thuốc bí truyền tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Sản phẩm phù hợp để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1
Phong Tê Thấp Nhất Nhất có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nguyên An

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.