Đau cổ khi ngủ dậy không chỉ gây đau khi quay, cúi đầu mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và các hoạt động khác. Do vậy, nắm được nguyên nhân gây đau mỏi cổ sẽ tìm ra cách điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.
Cả tư thế ngủ và loại gối nằm đều có thể gây cứng, đau cổ, đồng thời còn gây đau lưng, thậm chí đau mỏi toàn thân.
Nghiên cứu cho thấy các vấn đề về giấc ngủ có thể là căn nguyên dẫn tới 5% các ca đau mỏi cổ.
Nằm sấp khi ngủ có thể khiến cổ bị vẹo sang một bên trong nhiều giờ liền. Điều này làm căng cơ cổ và khiến bạn cảm thấy đau và cứng cổ vào buổi sáng. Nằm sấp cũng gây căng cơ ở lưng, tạo áp lực lên cột sống.
Thay đổi tư thế ngủ và chọn loại gối phù hợp thì tình trạng đau mỏi cổ và lưng sẽ giảm hẳn hoặc không còn.
Các cử động đột ngột, chẳng hạn như nhanh chóng ngồi dậy hoặc xoay người trong giấc mơ, cũng có thể làm căng cơ cổ.
Một số loại chấn thương có thể không gây đau lúc đầu. Sau vài ngày những cơn đau mới cảm nhận rõ. Đây là lý do vì sao nhiều người trước lúc đi ngủ cảm thấy bình thường, nhưng sau khi thức dậy lại thấy đau mỏi cổ.
Viêm xương khớp đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép dây thần kinh và gây đau mỏi cổ.
Đau cổ thường có thể tự hết. Nếu tình trạng đau cổ không thuyên giảm sau một vài ngày hoặc ngày càng trầm trọng hơn, thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng.
Bạn nên thông báo với bác sĩ bất kỳ vấn đề nào dưới đây, kèm theo cơn đau cổ:
Nếu không có bất kỳ triệu chứng nào khác và cơn đau cổ không kéo dài nhiều ngày, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Cho mấy viên đá vào khăn bông mềm hoặc dùng túi đá khô chườm lên cổ trong 20 phút. Có thể chườm nhiều lần để giảm đau và giảm viêm cơ cổ.
Nếu đã bị đau hơn 1 ngày, bạn nên chườm ấm lên cổ trong 20 phút. Chườm ấm giúp làm dịu và thư giãn các cơ cổ.
Có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn, như ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve) hoặc acetaminophen (Tylenol) để giảm đau.
Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga giúp máu lưu thông đến cổ tốt hơn. Không vận động khiến máu lưu thông kém và các cơ căng cứng dẫn đến đau mỏi toàn thân.
>> Xem thêm Đau vai gáy uống thuốc gì để trị tận gốc không lo tái phát?
Để ngăn ngừa đau cổ khi thức dậy, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Thay đổi tư thế nằm giúp phòng ngừa đau cổ khi ngủ sai tư thế.
Nếu bạn thường nằm sấp khi ngủ, hãy thử nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Nếu bạn nằm nghiêng, hãy thử kê một chiếc gối giữa hai chân. Điều này là để giữ cổ thẳng hàng với cột sống. Khi nằm nghiêng, đừng để gối ở phần đầu cao hơn quá nhiều so với phần cổ. Căng cơ dù chỉ một chút vào ban đêm cũng gây đau nhức vào buổi sáng.
Hãy thử dùng một chiếc gối lông vũ mềm mại để giấc ngủ êm ái và nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, loại gối này thường dễ bị mất hình dạng và xẹp dần, nên cần thay mới mỗi năm hoặc hai năm.
Gối được làm bằng cao su non cũng giúp nâng đỡ cổ, giảm đau cứng cơ cổ.
Trong ngày, cố gắng duy trì tư thế thích hợp khi đứng, đi và ngồi, đặc biệt là khi ngồi trên bàn làm việc hoặc sử dụng máy tính. Tránh gập vai và cúi cổ quá xa về phía trước.
Khi dùng điện thoại, đừng cúi mặt quá gần, mà hãy để điện thoại ngang tầm mắt.
>> Xem thêm Cách trị đau mỏi cổ vai gáy hiệu quả cho dân văn phòng
Tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp, kể cả những cơ ở cổ, cải thiện tư thế. Có một vài bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho cơ cổ, bạn có thể thực thiện để giảm nguy cơ thức dậy với cơn đau ở cổ.
Bài tập 1:
Đứng thẳng, hai tay đặt ngang hông. Giữ cho lưng và cổ thẳng hàng. Từ từ quay đầu sang trái cho đến khi cảm thấy căng nhẹ, giữ trong 10-20 giây. Sau đó đổi bên. Lặp lại 3-4 lần cho mỗi bên. Bài tập này khá đơn giản, bạn có thể tập luyện hàng ngày.
Bài tập 2:
Đứng hai chân rộng bằng vai, cằm hướng lên, cổ và lưng thẳng hàng. Cầm trên tay một vật nặng (như quả tạ tay nhỏ, bình nước đầy), từ từ di chuyển tay lên phía tai. Thực hiện động tác từ từ để cảm thấy các cơ co lại ở lưng trên và cổ. Giữ một giây rồi hạ vai xuống khi thở ra. Lặp lại động tác này 8-10 lần, thực hiện 3 lần mỗi tuần.
Với cơn đau cổ do thoái hóa cột sống cổ, viêm xương khớp vùng cổ thì ngoài các biện pháp hỗ trợ điều trị kể trên, nên dùng thêm thuốc điều trị bệnh.
Trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp, bài Phong tê thấp nổi tiếng hơn cả. Bài thuốc này đã được ghi trong Dược điển Việt Nam, gồm 8 vị thảo dược quý là Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh…
Hiện nay, bài thuốc này đã được nghiên cứu sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất dạng viên nén bao phim tiện sử dụng và dễ bảo quản. Thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, xương khớp, điều trị viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay hiệu quả thực sự.
Người bị đau mỏi cổ khi thức dậy do viêm xương khớp, thoái hóa khớp có thể tham khảo sử dụng thuốc để điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Vân An