Đau nhức xương gáy cổ được coi là căn bệnh của thời đại, và tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao. Điều trị đau nhức xương gáy cổ nên dùng thuốc gì và dùng như thế nào?
Gọi đau nhức xương gáy cổ là căn bệnh của thời đại là bởi ngày càng có nhiều người gặp phải tình trạng này. Đặc biệt là nhóm đối tượng ít vận động, làm công việc văn phòng, thừa cân béo phì, từng bị chấn thương vùng vai gáy, lao động nặng, có các vấn đề về tâm lý…
Đau nhức xương gáy cổ được mô tả là:
Đau nhức xương gáy cổ là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh và vấn đề sức khỏe. Cơn đau nhức có thể là do bệnh lý vùng cổ gáy, cũng có thể do hoạt động sai tư thế hay thậm chí là nhiễm lạnh gây ra.
Muốn điều trị đau gáy cổ bên phải hay bên trái hiệu quả, cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương gáy cổ phổ biến nhất là:
Thoái hóa khớp khiến các gai xương xuất hiện và chèn ép vào dây thần kinh ở cổ vai gáy, dẫn đến đau nhức và cứng cổ.
Đốt sống cổ (hay còn gọi là cột sống cổ) bị vôi hóa, canxi lắng đọng sẽ dễ chèn ép vào dây thần kinh ống sống, dẫn tới đau vùng cổ vai gáy.
Bao xơ đĩa đệm ở đốt sống cổ bị mòn, yếu khiến nhân nhầy bị thoát ra ngoài, lệch khỏi vị trí nên chèn ép rễ thần kinh gây ra những cơn đau mỏi.
Dây thần kinh vùng cổ vai gáy bị kéo căng, kéo giãn dẫn đến rối loạn. Hậu quả là xuất hiện các cơn đau mỏi vai gáy.
Cơ thể bị nhiễm lạnh khiến dây thần kinh bị tổn thương. Tổn thương kéo dài dẫn đến đau nhức vai gáy.
Chấn thương như té ngã hoặc va đập làm tổn thương đốt sống, dây chằng dẫn đến đau.
Ngồi cúi đầu kéo dài khi làm việc (công nhân làm việc trên dây chuyền, nhân viên văn phòng) hoặc ngồi còng lưng trong thời gian dài có thể khiến mạch máu bị chèn ép và cứng cơ cổ gáy dẫn đến đau mỏi.
Nằm co quắp, nằm với tư thế không thoải mái khiến đầu cổ bị lệch cũng là nguyên nhân dẫn đến đau mỏi cổ và vai gáy sau khi ngủ dậy.
Sau khi xác định được những nguyên nhân dẫn đến đau nhức cổ vai gáy sẽ tìm ra cách điều trị phù hợp.
Với tình trạng đau cổ vai gáy ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống thì có thể áp dụng một số mẹo sau:
Với tình trạng đau nhức cổ gáy ở mức độ vừa, thì kết hợp các biện pháp trên cùng với thuốc điều trị:
Nếu đau vai gáy ở mức độ nặng, thì cần kết hợp thêm một số biện pháp khác như:
Đau cổ vai gáy có nguyên nhân chính là do thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, bởi vậy, việc điều trị bằng các loại thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm thường không hiệu quả triệt để và dễ dẫn tới nhờn thuốc. Thuốc Tây tuy giảm đau nhanh chóng, nhưng chỉ điều trị triệu chứng, không tác động đến nguyên nhân gây bệnh, nên bệnh dễ tái phát và trầm trọng hơn.
Do vậy, bên cạnh các loại thuốc chống viêm, giảm đau Tây y, nên kết hợp thuốc Đông y để điều trị, đặc biệt là với các bệnh xương khớp mạn tính.
Đông y quan niệm, các bệnh xương khớp có căn nguyên là do bệnh phong thấp gây nên. Do vậy, để điều trị hiệu quả thì cần dùng bài thuốc Phong tê thấp.
Bài thuốc Phong tê thấp gồm 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh). Bài thuốc này đã được ghi trong Dược điển. Tính hiệu quả của bài thuốc đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh.
Không chỉ giúp điều trị các triệu chứng sưng đau khớp, đau mỏi vai gáy, bài thuốc còn tăng cường chính khí trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn và rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể. Do đó, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Từ bài thuốc Phong tê thấp, hiện đã có nhiều sản phẩm ra đời, nhưng hiệu quả có thể khác nhau, tùy thuộc vào thành phần, liều lượng và quy trình sản xuất.
Để lựa chọn được sản phẩm hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, ưu tiên lựa chọn sản phẩm của công ty dược uy tín, đảm bảo quy trình sản xuất cũng như phân phối. Tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Phong Tê Thấp Nhất Nhất được sản xuất từ bài thuốc Phong tê thấp bí truyền, có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Người bị đau nhức xương gáy cổ có thể tham khảo sử dụng thuốc để điều trị, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Vân An