Thỉnh thoảng đau mỏi cổ và đau vai không có gì đáng ngại. Nhưng bị đau vai bên trái thường xuyên thì cần cẩn trọng, bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Để biết đau vai bên trái thường xuyên có nguy hiểm không, trước hết cần hiểu rõ cấu tạo và vai trò của khớp vai, từ đó xác định nguyên nhân và các mức độ đau vai bên trái.
Cấu tạo và vai trò của khớp vai
Vai được biết đến là bộ phận có cấu tạo khớp khá lớn và tương đối phức tạp, nó bao gồm nhiều bộ phận hợp lại như xương, sụn, gân cơ… với khả năng hoạt động linh hoạt trên biên độ vận động lớn. Cấu tạo này giúp khớp vai có thể đảm nhiệm tốt được vai trò “chỉ huy” cử động của vai, cánh tay và ổn định nửa trên của cơ thể.
Khi giải phẫu khớp vai sẽ thấy khớp vai có 4 khớp nhỏ hơn như:
Khớp ổ chảo và cánh tay (Glenohumeral) giúp cánh tay dễ dàng thực hiện các di chuyển như nâng tay lên cao, hạ tay xuống thấp, xoay cánh tay theo hình tròn…
Khớp giữa xương đòn và xương ức (Sternoclavicular) là liên kết duy nhất của xương vai với xương của cơ thể, có tác dụng đảm bảo thực hiện các chuyển động như giơ tay cao quá đầu, đưa tay sang ngang.
Khớp giữa bả vai và lồng ngực (Scapulothoracic) có tác dụng hỗ trợ hoạt động của khớp ổ chảo cánh tay – khớp có phạm vi hoạt động rộng nhất trong tổng thể cấu trúc của vai.
Khớp giữa xương cùng vai và xương đòn (Acromioclavicular) có tác dụng chính là hỗ trợ cho các chuyển động tay qua đầu.
Đau vai là tình trạng đau nhức ở vùng vai và có thể lan xuống cánh tay. Đây là hiện tượng rất phổ biến trong cộng đồng, ước tính có khoảng 20% dân số từng bị đau vai trong suốt cuộc đời. Thông thường đau sẽ xảy ra ở cả 2 bên, nếu trường hợp cơn đau tập trung nhiều ở bên trái thì gọi là đau vai trái.
Chứng đau vai trái phổ biến ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở một số đối tượng:
Người cao tuổi có hệ thống miễn dịch, hệ thống cơ xương khớp, khả năng vận động giảm dần. Trong đó hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên khả năng bị đau vai của người lớn tuổi cao hơn những người trẻ.
Người mắc các bệnh lý về cơ xương khớp: Viêm đa khớp, phong thấp, thoái hóa đốt sống, chấn thương…
Nhân viên văn phòng cũng là đối tượng thường hay mắc phải chứng bệnh đau cơ vai trái do tần suất ngồi trước máy tính quá lâu và ít vận động.
Nguyên nhân đau ở bả vai trái
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau vai trái, thường được phân chia làm 2 loại: nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý.
1. Đau vai trái do cơ học
Những thói quen xấu trong sinh hoạt và vận động hàng ngày làm tăng nguy cơ đau vai trái hay viêm quanh khớp vai mà nhiều người không biết như:
Hoạt động sai tư thế:Đau khớp vai, thoái hóa khớp vai có thể do thói quen chống khuỷu tay lên bàn, đeo balo quá nặng, bẻ khớp vai… dẫn đến chèn ép rễ thần kinh gây ra sưng viêm và đau vai.
Đặc thù công việc: Những người lao động thường xuyên phải thực hiện tư thế giơ tay cao hơn 90 độ hoặc mang vác nặng là nhóm đối tượng chính có nguy cơ bị đau vai trái. Một số công việc đặc thù như: thợ xây, công nhân, khuân vác… cũng dễ gây tổn thương dây chằng, lỏng khớp, sai khớp…
Chấn thương:Người có tiền sử chấn thương vùng khớp vai, bả vai, xương đòn… có nguy cơ đau vai trái cao hơn người khác.
Chơi thể thao sai cách: Các động tác chơi thể thao dùng nhiều đến tay (cầu lông, bóng bàn, tennis, golf…) khi thực hiện không đúng cách dễ dẫn tới đau khớp vai do giãn dây chằng, căng cơ.
Stress kéo dài: Khi bị căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài, cơ thể sẽ phản ứng lại gây ra hiện tượng co cứng cơ, đau khớp vai hoặc đau đớn tại nhiều vị trí, trong đó có thể xảy ra ở vai trái.
2. Đau vai trái do bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân cơ học, đau vai trái có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Phổ biến nhất có thể kể đến:
Thoát vị đĩa đệm cổ:Đĩa đệm bị thoát vị chèn ép lên dây chằng và dây thần kinh tủy sống gây đau vùng vai.
Viêm khớp dạng thấp:Là bệnh lý tự miễn gây ra đau khớp vai mạn tính, tê bì tại vùng khớp bị viêm như khớp vai, khớp háng, khớp gối…
Thoái hóa cột sống cổ: Càng về già nguy cơ bị đau khớp vai càng lớn. Bệnh gây ra triệu chứng đau mỏi cổ, lan xuống vai trái và cánh tay…
Lao xương khớp: Khi mắc lao xương khớp, bên cạnh triệu chứng đau quanh khớp vai trái, người bệnh còn có biểu hiện mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, nóng sốt…
Bệnh về phổi:Các bệnh về phổi và lồng ngực như viêm phổi, ung thư phổi, lao phổi… có thể gây ra các cơn đau tại ngực, đau khớp vai, cánh tay.
Tiểu đường: Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ mất đi khả năng sản xuất hormone insulin dẫn tới tổn thương nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có dây thần kinh khớp vai trái, dẫn đến đau.
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa – ĐH Y Dược TPHCM, nhận biết chính xác nguyên nhân đau vai trái sẽ giúp người bệnh chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp, đề phòng biến chứng có thể xảy đến.
Đau ở vai trái điều trị như thế nào?
Đối với trường hợp bị đau vai trái thường xuyên, lặp đi lặp lại, người bệnh cần theo dõi sức khỏe và thói quen sinh hoạt để điều chỉnh kịp thời. Có thể thay đổi chế độ ăn, tăng cường tập luyện thể thao, thay đổi cách làm việc… để hạn chế gánh nặng lên khớp vai trái.
Trong các trường hợp không đỡ, có thể áp dụng các biện pháp như:
1. Tập bài tập trị đau vai trái
Thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị đau khớp vai hiệu quả.
Tư thế xỏ kim:Hai chân rộng bằng hông, hai tay chống xuống sàn. Cánh tay và đùi song song và vuông góc với mặt sàn. Sau đó, hạ cánh tay, bả vai chạm đất, hướng về phía ngược lại. Dùng sức nặng thân trên để ấn vai và cánh tay cho khu vực vai, cổ được kéo căng.
Tư thế con bò:Người bệnh đau khớp vai, đau bả vai quỳ hai gối xuống mặt đất, lòng hai bàn tay đặt sát xuống đất. Đẩy cong lưng lên trần nhà, cằm sát vào hõm ngực, đầu cúi xuống. Lặp lại tư thế này 5-8 lần trong 10 phút.
2. Dùng thuốc Tây trị đau vai trái
Một số loại thuốc nhằm giảm đau, kháng viêm thường được bác sĩ chỉ định như:
Thuốc giảm đau:Paracetamol, Efferalgan 500mg dạng viên sủi,… giúp giảm đau vai trái nhanh chóng.
Thuốc kháng viêm: Feldene, Voltaren, Ibuprofen, Profenid,… có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức và kháng viêm toàn diện.
Thuốc giãn cơ:Myonal 50mg, Decontractyl, Diazepam 5mg,… chống tình trạng cứng cơ, co cơ vai trái.
3. Thuốc Nam trị đau vai trái
Từ xưa, người Việt đã tích lũy và lưu truyền kinh nghiệm chữa bệnh bằng các loại thảo dược lành tính. Đối với chứng đau vai trái, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc với nguyên liệu vườn nhà như sau:
Xương rồng: Chuẩn bị xương rồng đã bỏ gai, hơ nóng, sau đó đắp trực tiếp quanh khớp vai trái khoảng 10-15 phút. Ngày thực hiện từ 2-3 lần sẽ thấy hiệu quả.
Hạt gấc: Làm sạch, nướng chín và ngâm cùng 2 lít rượu trong 1 tháng. Dùng rượu này xoa bóp thường xuyên có tác dụng điều trị đau vai trái rất tốt.
Ngải cứu:Giã nát cùng muối, sau đó sao nóng rồi đắp lên vùng khớp vai trái sẽ thấy giảm đau nhức tức thì.
4. Bài thuốc Đông y dứt điểm đau vai trái sau 1 liệu trình
Đông y quy đau vai trái về chứng phong tê thấp. Đông y cũng có bài thuốc Phong tê thấp nổi tiếng với 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) có hiệu quả vượt trội trong việc giảm đau và điều trị tận gốc bệnh, đồng thời ngăn ngừa tái phát.
Lưu ý khi lựa chọn và dùng thuốc Phong Tê Thấp
Có nhiều loại thuốc Phong tê thấp ra đời từ bài thuốc Phong tê thấp, tuy nhiên hiệu quả có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào thành phần, liều lượng và quy trình sản xuất.
Để lựa chọn được thuốc Phong tê thấp hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất bài thuốc này và ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng và phân phối bởi các công ty Dược uy tín, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Phong Tê Thấp Nhất Nhất được sản xuất từ bài thuốc bí truyền tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Sản phẩm phù hợp để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.
Nguyên An
Post Views:887
Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT
Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.
Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.