Đau vai gáy là gì, biện pháp nào điều trị hiệu quả nhất?

Đau vai gáy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng tìm hiểu chính xác đau vai gáy là gì, nguyên nhân và cách điều trị triệt để đau vai gáy.

đau vai gáy
Các biện pháp điều trị đau vai gáy

Đau vai gáy là gì?

Đau vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy bị co cứng lại gây ra triệu chứng đau nhức khó chịu. Các cơn đau xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng, hạn chế vận động vùng cổ vai gáy.

Cơn đau có thể tăng nặng hơn khi người bệnh ngồi lâu, đi lại hoặc khi vận động các đốt sống cổ. Đặc biệt, đau nhức cổ vai gáy có xu hướng nặng lên khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trở lạnh.

Các cơn đau có thể lan xuống vùng bả vai, cánh tay, gây tê bì các đầu ngón tay. Đôi khi các triệu chứng đau vai gáy kèm theo đau đầu hoặc mất ngủ.

Phân loại đau mỏi vai gáy

Trong giai đoạn ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy mỏi hoặc đau nhẹ. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn, những cơn đau sẽ nặng lên và có thể tăng tần suất xuất hiện.

Dựa vào thời gian diễn biến bệnh, đau vai gáy được chia thành 2 loại: cấp tính và mạn tính.

Đau cổ vai gáy cấp tính mang tính nhất thời, tình trạng đau sẽ biến mất sau một thời gian và thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.

Đau vai gáy mạn tính thường tái phát nhiều lần, với triệu chứng ngày càng nặng hơn.

Nguyên nhân gây đau vai gáy

Đau vai gáy cấp tính và mạn tính có nguyên nhân khác nhau. Xác định đúng nguyên nhân gây đau vai gáy là gì sẽ tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây đau vai gáy cấp tính

Nguyên nhân gây đau vai gáy cấp tính thường là do những tác động cơ học như hoạt động sai tư thế hoặc do các chấn thương nhẹ có thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Ngủ sai tư thế

Ngủ ngồi, nằm ngủ với gối quá cao hoặc quá thấp, nằm nghiêng lệch một bên quá lâu… đều có thể dẫn đến đau mỏi vai gáy khi thức giấc. Ngủ sai tư thế dẫn đến cản trở dòng máu lưu thông, hạn chế tưới máu đến các vùng cổ vai gáy hoặc thậm chí ở các chi gây ra biểu hiện đau hoặc tê một bên người, tê cánh tay, bả vai…

Vận động sai tư thế hoặc chấn thương

Thường xuyên kẹp điện thoại vào vai và tai, nghe điện thoại trong thời gian dài sẽ khiến các cơ vùng vai bị căng giãn quá mức, gây ra các cơn đau mỏi vai gáy.

Thường xuyên mang vác vật nặng không đúng tư thế có thể khiến các cơ tại vai, lưng bị tổn thương. Thông thường, nếu tổn thương ở mức nhẹ, thì cơn đau vai gáy có thể được điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tổn thương nặng, cơn đau vai gáy sẽ tiến triển thành mạn tính.

đau vai gáy
Thường xuyên mang vác vật nặng có thể dẫn đến đau vai gáy

Stress căng thẳng

Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng và gây ra một số triệu chứng điển hình, trong đó có đau cơ, đau vai gáy.

Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin D, canxi và một số khoáng chất khác có thể dẫn đến các bệnh lý về hệ xương khớp như loãng xương, thoái hóa xương khớp.

Bên cạnh đó, uống nhiều thức uống chứa cồn và ga sẽ làm giảm mật độ xương, lâu dần gây loãng xương. Ở giai đoạn đầu, tình trạng bệnh lý nhẹ, nếu được bổ sung đủ chất và loại bỏ các thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, thì đau mỏi vai gáy có thể được điều trị khỏi, không trở thành mạn tính.

Các bệnh lý cấp tính

Các bệnh lý cấp tính như viêm khớp quanh vai, lao xương khớp có thể gây ra các cơn đau nặng, dữ dội. Lao xương là bệnh lý do nhiễm trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis thường xảy ra sau khi bị lao phổi. Các bệnh lý này cần được chẩn đoán chính xác để điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây đau vai gáy mạn tính

Đau vai gáy mạn tính thường là triệu chứng của bệnh lý xương khớp nào đó, cụ thể:

Do thoái hóa đốt sống cổ

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau vai gáy mạn tính là do bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh lý này thường kèm theo các triệu chứng khác như cứng cổ, đau lan xuống cánh tay, lan lên đỉnh đầu gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

Đặc trưng của cơn đau vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ là cơn đau âm ỉ, kéo dài. Mức độ và các triệu chứng kèm theo ở mỗi người khác nhau và thường bị bỏ qua, chính vì vậy khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

đau vai gáy
Thoái hóa đốt sống cổ là nguyên nhân phổ biến gây đau vai gáy

Do thoát vị đĩa đệm cổ

Triệu chứng kèm theo đau vai gáy ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ thường là đau buốt cổ, có cảm giác kim châm nhất là khi vận động mạnh hoặc vận động đột ngột. Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh nặng, bệnh nhân sẽ bị hạn chế vận động, yếu tay thậm chí teo tay, mất cảm giác vùng tay.

Do loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ chất trong xương giảm làm xương mỏng dần, trở nên xốp, giòn và dễ gãy ngay cả khi chỉ bị chấn thương nhẹ.

Đau mỏi vai gáy do loãng xương thường không rõ ràng do bệnh tiến triển thầm lặng, có thể kèm theo triệu chứng đau nhức các đầu xương, đau xương cột sống.

Biện pháp điều trị đau vai gáy hiệu quả

Các biện pháp điều trị cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây đau vai gáy là gì. Thông thường, để điều trị đau vai gáy hiệu quả, cần kết hợp cả Đông, Tây y và các biện pháp hỗ trợ giảm đau, tăng cường vận động.

Dùng thuốc Tây

Các thuốc Tây điều trị đau vai gáy phổ biến là nhóm thuốc giảm đau, giãn cơ.

  • Thuốc giảm đau: gồm paracetamol, ibuprofen, diclofenac, các miếng dán chứa methyl salicylate, hay thuốc giảm đau có tác dụng mạnh hơn như tramadol. Các thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không nên sử dụng lâu dài và chỉ phù hợp với các tình trạng đau cấp tính hoặc các cơn đau nhiều cần giảm đau nhanh.
  • Các thuốc giảm đau thần kinh: gồm gabapentin, pregabalin được dùng cho những trường hợp dây thần kinh bị tổn thương. Các thuốc này có thể cần sử dụng lâu dài nhưng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giãn cơ: như Mydocalm, Myonal giúp giảm những cơn co cứng, đau vai gáy.

Nhìn chung, điều trị bằng các thuốc Tây chủ yếu hướng đến giảm đau tức thời, không điều trị được căn nguyên gây bệnh nên tình trạng đau vai gáy có thể tái phát trở lại. Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau không nên dùng thường xuyên, bởi có thể gây nhiều tác dụng phụ tại gan, thận…

đau vai gáy
Các thuốc giảm đau có tác dụng điều trị nhất thời

Điều trị đau vai gáy theo y học cổ truyền

Đau vai gáy theo YHCT được gọi là chứng kiên tý. Nguyên nhân là do tấu lý sơ hở khiến thấp, hàn và phong có cơ hội xâm nhập gây cản trở lưu thông khí huyết, tổn thương kinh lạc. Từ đó gây ra các triệu chứng vai gáy ê mỏi, căng cứng, tê bì cánh tay.

Chính vì vậy y học cổ truyền hướng tới điều trị các nguyên nhân từ bên trong để điều trị tận gốc, tập trung tăng cường lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc bị tắc nghẽn, từ đó phục hồi chức năng cơ xương khớp, hạn chế tái phát.

Đông y có nhiều bài thuốc trị chứng kiên tý hiệu quả, trong đó nổi tiếng là bài Phong tê thấp.

Phong tê thấp là bài thuốc cổ phương, có sự kết hợp của 8 vị dược liệu quý là mã tiền, đương quy, ngưu tất, đỗ trọng, quế chi, thương truật, độc hoạt, thổ phục linh. Bài thuốc này không chỉ giúp giảm sưng đau, cứng khớp, mỏi vai gáy mà còn tác động vào cơ địa, nhằm cân bằng âm dương trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài. Nhờ vậy, sau một thời gian dùng thuốc, cơn đau vai gáy sẽ giảm hẳn hoặc không còn.

Phong Tê Thấp Nhất Nhất – giải pháp cho người bị đau vai gáy

Từ bài thuốc Phong tê thấp, hiện đã có nhiều sản phẩm ra đời. Để an toàn và có hiệu quả cao, người bệnh nên chọn sản phẩm của các công ty dược uy tín, quy trình sản xuất và phân phối đạt tiêu chuẩn, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất.

Phong Tê Thấp Nhất Nhất trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp, dùng cho người bị viêm khớp, thoái hóa đốt sống cổ, đau thần kinh tọa, đau nhức xương…

Người bị đau vai gáy do các bệnh lý xương khớp có thể tham khảo sử dụng.

DS. Thanh Loan

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.