Đau xương cổ tay là triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân có thể xuất phát từ bong gân hoặc có thể do viêm khớp, hội chứng ống cổ tay. Chỉ dẫn một số cách khắc phục ngay tình trạng này.
Nhận biết tình trạng đau xương cổ tay
Đau cổ tay có thể do chấn thương đột ngột gây ra bong gân hoặc gãy xương. Tuy nhiên, đây cũng có thể xuất phát từ các vấn đề kéo dài như cổ tay gặp áp lực lặp đi lặp lại dẫn tới viêm khớp và hội chứng ống cổ tay.
Đau xương cổ tay có các biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Ví dụ như đau nhức xương khớp thường được mô tả tương tự như cơn đau âm ỉ. Trong khi cổ tay sưng đau do hội chứng ống cổ tay thường gây ra cảm giác kim châm hoặc cảm giác ngứa ran đặc biệt là vào ban đêm.
Ghi nhớ vị trí chính xác bị đau cả 2 cổ tay hay chỉ một bên sẽ giúp cho bác sĩ dễ nhận biết được nguyên nhân gây bệnh.
Đau xương cố tay có cần đi khám hay không?
Không phải tất cả trường hợp đau xương cổ tay đều cần phải đi khám. Bong gân nhẹ và căng cơ thường giảm nhẹ hơn khi được chườm đá, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
Tuy nhiên nếu như cơn đau cổ tay kéo dài kèm theo tình trạng sưng ngày càng tệ hơn thì cần đi khám. Bởi chẩn đoán và điều trị chậm trễ có thể khiến cho vết thường lâu lành, giảm khả năng vận động và có thể dẫn tới tàn tật suốt đời.
Tổn thương bất kỳ bộ phận nào của cổ tay có thể gây ra cơn đau và ảnh hưởng tới phạm vi hoạt động của cổ tay cũng như cả bàn tay.
Chấn thương
Tác động đột ngột: Chấn thương cổ tay thường xảy ra khi bị ngã về phía trước và đưa tay ra chống. Hệ quả có thể gây ra là bị bong gân, căng cơ và thậm chí gãy xương. Gãy xương ống đứng liên quan đến xương ở mặt ngón tay cái của cổ tay. Loại gãy xương này có thể không hiển thị trên film X-quang ngay sau khi bị thương.
Áp lực lên phần cổ tay lặp đi lặp lại:Bất kỳ hoạt động nào liên quan tới chuyển động của cổ tay lặp đi lặp lại – từ đánh bóng tennis hoặc đánh đàn cello, lái xe đường dài – đều có thể làm viêm các mô xung quanh khớp cổ tay do áp lực. Đặc biệt nếu như bạn thực hiện chuyển động liên tục trong nhiều giờ mà không được nghỉ ngơi. Bệnh De Quervain là một chấn thương do áp lực lặp đi lặp lại gây đau ở gốc ngón tay cái.
Bệnh viêm khớp
Bệnh xương khớp: Là loại viêm khớp xảy ra khi sụn đệm ở các đầu xương bị thoái hóa theo thời gian. Thoái hóa khớp cổ tay không phổ biến và thường gặp ở những người đã từng bị thương ở phía cổ tay bên đó.
Viêm khớp dạng thấp: Một số rối loạn do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công chính các mô của nó. Viêm khớp dạng thấp thường gây ra sưng đau cổ tay. Dấu hiệu nhận biết là bị đau 2 cổ tay thay vì chỉ ở một bên nếu như bị các bệnh khác.
Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng ống cổ tay phát triển khi gia tăng áp lực lên dây thần kinh giữa khi đi qua ống cổ tay, có một lối đi trong lòng bàn tay của cổ tay.
U nang hạch: Xuất hiện những u nang mô mềm ở phần cổ tay đối diện với lòng bàn tay. Nang hạch có thể gây đau và cơn đau có thể nặng hoặc nhẹ hơn khi hoạt động.
Bệnh Kienbock (Hoại tử vô khuẩn xương nguyệt cổ tay): Đây là rối loạn gây ra tình trạng hoại tử xương nguyệt (1 xương nhỏ ở cổ tay) do tình trạng cấp máu bị ảnh hưởng. Bệnh Kienbock xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho loại xương này bị ảnh hưởng dẫn tới thiếu máu và hoại tử nên còn gọi là hoại tử vô mạch của xương.
Triệu chứng đau xương cổ tay
Bên ngoài cơn đau ở cổ tay thì bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác đi kèm. Các triệu chứng của chấn thương như bong gân cổ tay, có thể bao gồm sưng và bầm tím. Tê, ngứa ran và yếu ớt tay cũng có thể xảy ra khi đau do hội chứng ống cổ tay.
Một số người có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
Căng cứng: ở cổ tay và có thể là các ngón tay.
Khó cầm nắm đồ vật:việc cầm nắm đồ vật có thể khó khăn hoặc không thoải mái.
Có tiếng lách cách khi cử động ngón tay:tình trạng này có thể làm trầm trọng hơn sau thời gian nghỉ ngơi.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau xương cổ tay thì các triệu chứng có thể bắt đầu nhẹ hoặc nặng hơn theo thời gian.
Ban đầu, đau xương cổ tay có thể chỉ xảy ra trong một số hoạt động nhất định. Theo thời gian, khi tình trạng bệnh trở nên tệ hơn, cơn đau có thể xảy ra ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Tê cũng có thể tiến triển đến mức không cảm thấy lạnh hoặc nóng và có thể làm rơi đồ vật khi cầm nắm.
Đau xương cổ tay có thể xảy ra ở nhiều đối tượng nếu có các nguy cơ sau đây:
Tham gia hoạt động thể thao:Chấn thương cổ tay thường gặp trong nhiều môn thể thao, cả những môn thể thao liên quan đến tác động và môn thể thao liên quan tới áp lực lặp đi lặp lại ở cổ tay. Một số môn bao gồm: bóng đá, bowling, golf, thể dục dụng cụ, quần vợt.
Thực hiện công việc lặp đi lặp lại: Hầu hết mọi hoạt động liên quan đến bàn tay và cổ tay – gồm cả đan, móc hay cắt tóc – nếu thực hiện đủ mạnh và liên tục đều có thể dẫn tới tình trạng đau cổ tay.
Một số bệnh hoặc tình trạng: Phụ nữ mang thai, người bệnh tiểu đường, người bệnh gút có nguy cơ mắc đau xương cổ tay cao hơn so với những đối tượng khác.
Chấn đoán và điều trị đau xương cổ tay
Để tìm ra nguyên nhân gây đau xương cổ tay bác sĩ sẽ xem xét phần cổ tay và kết hợp một số xét nghiệm hình ảnh gồm:
Chụp X-quang: Đây là cách kiểm tra đau cổ tay phổ biến nhất. Bác sĩ sử dụng bức xạ nhỏ để xem có bị gãy xương hay có xuất hiện các dấu hiệu viêm xương khớp hay không.
Chụp CT:Giúp quét hình ảnh phần xương ở cổ tay và có thể phát hiện những chỗ gãy xương không hiển thị trên film chụp X-quang.
Chụp cộng hưởng từ:Đây là cách dùng sóng vô tuyến và từ trường để tạo ra hình ảnh chi tiết về xương và mô mềm. Để chụp MRI cổ tay bạn có thể đưa cánh tay vào một thiết bị nhỏ hơn thay vì máy chụp cộng hưởng từ toàn thân.
Siêu âm: Thử nghiệm đơn giản, không xâm lấn này có thể giúp nhìn thấy gân, dây chằng và u nang bên trong cổ tay.
Điều trị đau xương cổ tay phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị ít xâm lấn trước các phương pháp khác.
Điều trị tại nhà: Thường chỉ cần để cổ tay nghỉ ngơi càng lâu càng tốt để có thời gian lành là có hiệu quả. Sử dụng thuốc giảm đau và nước đá cũng được khuyên dùng để giảm viêm và đau cổ tay.
Nẹp cổ tay: Trong một số trường hợp, đeo nẹp cổ tay có thể giảm đau. Nẹp cổ tay giúp ngăn ngừa một số chuyển động cổ tay gây ra kích ứng. Nẹp cũng giảm sự chèn ép của dây thần kinh.
Các bài tập giảm đau:Tùy thuộc vào loại đau, các bài tập cổ tay có thể giúp giảm đau hiệu quả. Một số bài tập nhất định có thể được bác sĩ chỉ định để kéo giãn gân và cơ. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi tập.
Điều trị bổ sung:Tiêm cortisone giúp làm giảm viêm và giảm đau có thể hiệu quả.
Phẫu thuật: Đây là phương pháp cuối cùng được sử dụng để điều trị đau cổ tay khi các biện pháp khác không có hiệu quả giảm đau. Loại phẫu thuật này được thực hiện tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Phẫu thuật bao gồm cắt dây chằng ở cổ tay để giải phóng áp lực lên dây thần kinh ở tay.
Thay đổi thói quen giúp giảm và phòng ngừa đau cổ tay do áp lực lặp đi lặp lại:
Điều chỉnh tư thế phù hợp khi ngồi làm việc và giữ cổ tay luôn được thoải mái không bị áp lực.
Nếu làm công việc văn phòng, thường xuyên sử dụng bàn phím thì có thể thay đổi sử dụng bàn phím thân thiện với cổ tay để ngừa đau xương cổ tay.
Sử dụng thiết bị bảo vệ cổ tay để ngăn ngừa chấn thương khi tham gia các môn thể thao như trượt ván, trượt patin.
Trị đau xương cổ tay theo Đông y bằng bài thuốc Phong Tê Thấp
Nếu như bị đau cổ tay xuất phát từ nguyên nhân viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp thì bạn có thể điều trị giảm đau theo phương pháp Đông y bằng bài thuốc Phong Tê Thấp.
Bài thuốc Phong tê thấp nổi tiếng trong dân gian với 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) đã được áp dụng để điều trị chứng bệnh phong thấp từ lâu đời. Thuốc không chỉ điều trị các triệu chứng đau xương cổ tay mà còn tăng cường chính khí trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn và rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Đào Tâm
Post Views:876
Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT
Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.
Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.