Thóa hóa khớp vai không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chuyển động của cánh tay, gây khó sinh hoạt. Giải pháp nào để điều trị thoái hóa khớp vai?
Thoái hóa khớp vai còn được gọi là viêm khớp vai, là bệnh mạn tính gây tổn thương sụn khớp, mô xương dưới sụn kèm theo phản ứng viêm và suy giảm lượng dịch khớp.
Thoái hóa khớp vai phải phổ biến hơn thoái hóa khớp vai trái, do tỷ lệ người thuận tay phải cao hơn nhiều so với người thuận tay trái. Do thuận tay phải, nên phần tay phải và vai phải sẽ phải hoạt động nhiều hơn, kể cả là sinh hoạt hàng ngày đến các công việc nặng nhọc hay hoạt động thể thao.
Thoái hóa khớp vai có thể gây ra hàng loạt triệu chứng như:
Sụn đóng vai trò như một bộ đệm để bảo vệ xương khỏi va chạm vào nhau. Sụn khớp ở vai mỏng hơn so với các khớp chịu trọng lượng như đầu gối và hông.
Ở bệnh thoái hóa khớp vai, sụn bị thương, mòn đi hoặc thoái hóa. Mất sụn có thể ảnh hưởng đến cơ sinh học của vai, các xương cọ xát gây đau đớn.
Để bù đắp cho phần sụn bị suy giảm, các xương và màng đệm có thể tạo ra các tế bào dư thừa. Các tế bào hình thành các khối phát triển nhỏ, hình vỏ sò, được gọi là tế bào sinh xương hoặc gai xương. Những thay đổi về xương dẫn đến ma sát giữa xương và xương nhiều hơn. Phạm vi chuyển động của vai cũng có thể bị suy giảm.
Xương bên dưới sụn bị tổn thương có thể bị bất thường, dẫn đến đau nhức.
Một lớp màng mỏng bao quanh khớp vai được gọi là màng hoạt dịch, có thể bị viêm trong quá trình thoái hóa khớp. Bao hoạt dịch sản xuất và chứa dịch khớp cung cấp chất dinh dưỡng cho khớp. Bao hoạt dịch bị viêm trở nên dày hơn, số lượng và thành phần của dịch khớp mà nó tạo ra có thể thay đổi.
Khi viêm xương khớp ảnh hưởng đến cơ vai, các mô mềm xung quanh cũng có thể bị tác động. Gân, dây chằng và bao có thể bị căng và ma sát quá mức. Viêm hoặc chấn thương các mô này cũng gây đau đớn.
Ví dụ, khi sụn khớp vai bị thoái hóa, không gian khớp giữa các xương bị co lại, gây căng các gân gần đó và dẫn đến viêm gân.
Nếu bệnh thoái hóa khớp vai được chẩn đoán và điều trị sớm, người bệnh sẽ ít bị đau và ít biến chứng lâu dài.
Kỹ thuật chụp X-quang khớp vai sử dụng tia X có khả năng đi xuyên qua mô mềm khớp vai và các xương, cho hình ảnh rõ nét về thoái hóa khớp vai. Ảnh chụp X-quang sẽ cho thấy khoảng trống giữa ổ cắm và đầu xương cánh tay, các gai xương và dị tật khác nếu có.
Có thể bác sĩ sẽ đề nghị chụp thêm CT để thấy rõ cấu trúc bên trong liên quan đến xương chi tiết hơn so với X-quang.
Chế độ ăn hợp lý góp phần quan trọng làm giảm tình trạng thoái hóa khớp vai, giảm đau giảm viêm và đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh.
Người bị thoái hóa khớp vai nên ăn những thực phẩm như dưới đây:
Canxi là dưỡng chất quan trọng đặc biệt với hệ xương khớp. Hàm lượng canxi trong xương suy giảm do tuổi tác, lao động, mang thai hay chế độ dinh dưỡng kém có thể ảnh hưởng đến xương khớp. Vì vậy, việc bổ sung canxi qua các thực phẩm ăn uống mỗi ngày là rất quan trọng.
Các thực phẩm giàu canxi như:
Magie là khoáng chất giúp tổng hợp protein hình thành xương cũng như duy trì mức độ khoáng hóa của xương. Các thực phẩm giàu magie gồm:
Omega-3 là axit béo tự nhiên có khả năng kháng viêm hiệu quả. Omega-3 không chỉ giúp giảm viêm, giảm đau xương khớp mà còn cải thiện tính linh hoạt của khớp xương.
Các thực phẩm giàu omega-3 gồm:
Ngoài thay đổi chế độ ăn, một số trường hợp cứng, sưng và đau khớp có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc sau:
Thuốc uống
Thuốc tiêm
Nếu các loại thuốc giảm đau, chống viêm đường uống không có hiệu quả, bác sĩ sẽ đề nghị một số loại thuốc tiêm như:
Do sử dụng các loại thuốc Tây có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, gan, thận và nhiều bộ phận khác, nên xu hướng mới hiện nay là sử dụng các loại thuốc Đông y để điều trị bệnh xương khớp, nhất là với bệnh mạn tính như thoái hóa khớp.
Thuốc Đông y tuy không có tác dụng nhanh chóng nhưng có hiệu quả lâu dài, bền vững, an toàn và có thể tác động vào nguyên nhân gây bệnh, cân bằng âm dương trong cơ thể nên được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn.
Theo các thầy thuốc Đông y, các chứng bệnh viêm khớp, thoái hóa xương khớp là do chứng bệnh phong thấp gây nên. Do vậy, giải pháp hiệu quả là áp dụng bài thuốc Phong tê thấp để điều trị.
Bài thuốc Bài thuốc Phong tê thấp gồm 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh). Bài thuốc được tín nhiệm từ lâu đời bởi không chỉ điều trị các triệu chứng sưng đau xương khớp mà còn có tác động vào căn nguyên gây bệnh, tăng cường chính khí, ngăn ngừa tắc nghẽn kinh mạch và các đường dẫn khí trong cơ thể. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Có nhiều sản phẩm thuốc ra đời từ bài thuốc cổ này, tuy nhiên hiệu quả có thể khác nhau, phụ thuộc vào thành phần, liều lượng và quy trình sản xuất.
Để lựa chọn thuốc Phong tê thấp an toàn và có hiệu quả cao, người bệnh thoái hóa khớp vai nên tìm hiểu những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt của các công ty dược uy tín, được Bộ Y tế cấp phép như Phong Tê Thấp Nhất Nhất của Dược Phẩm Nhất Nhất – doanh nghiệp vừa nhận được Giải Vàng Chất lượng quốc gia năm 2020, giải thưởng cho Thủ tướng Chính phủ trao tặng.
Phong Tê Thấp Nhất Nhất có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Sản phẩm phù hợp để điều trị các bệnh viêm khớp, thoái hóa, đau nhức xương… Người bị thoái hóa khớp vai có thể tham khảo sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để điều trị bệnh.
Vân An