Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép các dây thần kinh khiến người bệnh đau đớn, khó vận động. Thoát vị đĩa đệm nên tập gì để giảm đau ? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Đĩa đệm là một phần mềm, nằm giữa các đốt sống có cấu tạo gồm bao xơ bên ngoài và dịch nhầy bên trong, giúp các đốt sống có thể co giãn, hoạt động trơn tru mà không bị va chạm và cọ xát vào nhau.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp nhầy đĩa đệm chệch khỏi vị trí sinh lý bình thường, dẫn đến tình trạng chèn ép các dây thần kinh gây ra hiện tượng tê bì, đau nhức.
Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ các thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, có thể do một trong các nguyên nhân dưới đây:
Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
Việc tập luyện thường xuyên rất tốt cho sức khỏe nói chung và cho người thoát vị đĩa đệm nói riêng. Tuy nhiên, đối với người bị thoát vị đĩa đệm nên chú ý lựa chọn các môn tập luyện phù hợp, vừa sức, cần tránh cái bài tập làm gia tăng áp lực lên cột sống.
Nếu bạn đang tìm hiểu “thoát vị đĩa đệm nên tập gì?” thì có thể tham khảo các môn thể thao dưới đây. Đây là các môn ít gây áp lực lên vùng cột sống, nhưng sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau, giảm stress hiệu quả.
Bơi lội là môn thể thao giúp thư giãn cho các gân cơ, khớp xương, giảm áp lực tác động lên phần đĩa đệm bị lồi ra, giảm cảm giác đau nhức nhanh chóng. Nhìn chung, bơi lội là môn thể thao khá an toàn, ít nguy cơ gây ra chấn thương cột sống.
Tuy nhiên, người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý không nên bơi quá sức, bơi quá lâu mà nên kiên trì đều đặn tập luyện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, trước khi bơi, bạn cũng nên khởi động kĩ để làm nóng các cơ, hạn chế xảy ra chuột rút khi bơi.
Đi bộ là bài tập rất tốt cho những người bị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên tập luyện đều đặn mỗi ngày 30-45 phút, có thể vào buổi sáng hoặc chiều tối. Đây là bài tập đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém và bất kỳ ai cũng áp dụng được.
Tuy nhiên, người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng nên lưu ý chỉ nên tập vừa sức, tăng dần mỗi ngày để cơ thể kịp thích nghi dần, không nên quá nóng vội. Một mẹo nhỏ để không mất sức khi đi bộ là nên điều hòa nhịp thở sao cho đều đặn, hít vào bằng mũi sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng. Lưu ý điều chỉnh tư thế đúng khi đi bộ: Đầu thẳng hướng nhìn về phía trước, lưng thẳng, vai và cánh tay để thoải mái, đánh tay tự nhiên nhẹ nhàng.
Các bài tập yoga có khả năng cải thiện rất nhiều vấn đề ở lưng, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Khi thực hiện tư thế yoga (trong khoảng 10 đến 60 giây), bệnh nhân có thể phần nào đó tăng cường cơ lưng, giúp duy trì tư thế thẳng đứng và chuyển động phù hợp. Cơ lưng khỏe mạnh sẽ hỗ trợ giảm đau lưng khá nhiều.
Tuy nhiên, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên lưu ý tránh thực hiện các bài tập khó, dồn nhiều trọng lực lên vùng thắt lưng. Với các bài tập cần uốn cong lưng, tốt nhất nên có sự hướng dẫn của huấn luyện viên.
Đạp xe là môn thể thao cần dùng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống nên rất tốt cho những người bị thoát vị đĩa đệm. Khi đạp xe, dây chằng trở nên linh hoạt hơn, cơ xương mềm mại, hạn chế tình trạng lắng đọng canxi, ngăn ngừa vôi hóa, nhờ vậy rễ thần kinh không bị chèn ép, cơn đau từ đó sẽ giảm đáng kể.
Tuy nhiên, người bệnh nên đạp xe ở những đoạn đường bằng phẳng, tránh đường gồ ghề, nhiều ổ voi, ổ gà để hạn chế ảnh hưởng lên thắt lưng. Người bệnh cũng nên điều chỉnh đạp xe đúng tư thế: giữ lưng thẳng, thoải mái, tránh cúi đầu hay lệch vẹo lưng hông.
Lưu ý, các bài tập thể dục thể thao kể trên chỉ giúp giảm đau phần nào, không thể thay thế được thuốc chữa bệnh. Do vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm vẫn cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sĩ, có thể kết hợp dùng thuốc Đông y để giảm đau và hạn chế bệnh tái phát.
Theo Đông y, căn nguyên các bệnh lý về xương khớp là do bệnh phong thấp gây nên. Do vậy, dùng bài thuốc Phong tê thấp để điều trị bệnh phong thấp là biện pháp đem lại hiệu quả cao đối với các bệnh xương khớp, kể cả thoát vị đĩa đệm.
Bài thuốc Phong tê thấp nổi tiếng trong dân gian với 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) đã được áp dụng để điều trị chứng bệnh phong thấp từ lâu đời. Thuốc không chỉ điều trị các triệu chứng sưng đau xương khớp mà còn tăng cường chính khí trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn và rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại Nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Phong Tê Thấp dạng viên nén tiện dụng. Thuốc Đông y Phong tê thấp có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Ngoài việc tìm đáp án cho câu hỏi “thoát vị đĩa đệm nên tập gì”, người bệnh cũng nên tham khảo sử dụng thuốc Đông y Phong tê thấp để hỗ trợ điều trị, giảm sưng đau và hạn chế, ngăn ngừa bệnh tái phát.
DS. Nguyễn Minh