Giải mã hiện tượng tê buồn chân tay để điều trị chính xác

Hiện tượng tê buồn chân tay, cảm giác như kiến bò không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hiện tượng này là dấu hiệu bệnh gì?

Hiện tượng tê buồn chân tay
Hiện tượng tê buồn chân tay có thể cảnh báo nhiều vấn đề

Cảm giác tê buồn chân tay như thế nào?

Tê là tình trạng mất cảm giác ở một bộ phận cụ thể hoặc có thể ngứa ran khắp người, như thể đang bị nhiều mũi kim nhỏ châm vào.

Cảm giác tê buồn thường đi kèm với:

  • Cảm giác nóng bỏng
  • Kém nhạy cảm
  • Đau do tiếp xúc với các kích thích thường không có hại
  • Ngứa ran
  • Cảm giác tê tăng dần

Nguyên nhân nào gây ra chứng tê buồn chân tay?

Đột quỵ

Tê có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ. Nếu tê đi kèm với các dấu hiệu sau, cần được chăm sóc y tế kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nặng: tê ở một bên cơ thể, mặt xệ xuống, khó nói, không hiểu lời nói của người khác…

Khối u não

Tê tay chân cũng có thể nghiêm trọng nếu xảy ra cùng với các triệu chứng như: nhức đầu, mất ý thức, khó thở. Đây thường là dấu hiệu của khối u não.

Hiện tượng tê buồn chân tay
Khối u não có thể gây tê buồn chân tay

Bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp là nhóm nguyên nhân phổ biến gây tê buồn chân tay. Nguyên nhân chủ yếu do cấu trúc bình thường của các khớp xương bị thay đổi, dẫn đến chèn ép các dây thần kinh và gây nên triệu chứng tê buồn chân tay.

  • Thoái hóa đốt sống: Khi bị thoái hóa đốt sống, dây thần kinh, động mạch đốt sống cổ bị chèn ép, gây cản trở đến sự lưu thông máu và dẫn đến nhiều triệu chứng trong đó có tê bì chân tay.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh cột sống dẫn đến tình trạng tê bì tay chân và một vài triệu chứng khác.
  • Thoái hóa khớp: Khớp đầu gối, khớp tay bị tổn thương, bào mòn có thể dẫn đến tê tay chân và hạn chế vận động.
  • Viêm đa khớp dạng thấp: Các khớp bị viêm nhiễm sẽ gây tê bì tay chân, nhất là khi người bệnh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một vị trí.
Hiện tượng tê buồn chân tay
Bệnh xương khớp là nhóm nguyên nhân phổ biến gây tê buồn chân tay

Tổn thương thần kinh

Tê buồn chân tay do tổn thương thần kinh chủ yếu là đau thần kinh ngoại biên, đau dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh ngoại biên là tình trạng tổn thương các dây thần kinh nằm ngoài tủy sống và não bộ. Nguyên nhân thường gặp nhất là do chấn thương hoặc nhiễm trùng.

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh bị tác động mạnh hoặc mắc các bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… Đau thần kinh tọa gây ra các cơn tê bì, đau nhức dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bắt đầu từ xương chậu xuống mông, cẳng chân và ngón chân.

Các vấn đề sức khỏe khác

Ngoài ra, rất nhiều vấn đề sức khỏe cũng gây tê buồn chân tay:

  • Chứng nghiện rượu
  • Bệnh tiểu đường
  • Đau cơ xơ hóa
  • Đa xơ cứng (MS)
  • Bệnh tuyến giáp
  • Viêm mạch máu
  • Thiếu vitamin B12

Hiện tượng tê buồn chân tay khi nào nên đi khám?

Nếu tê buồn chân tay đi kèm với các triệu chứng cảnh báo đột quỵ hoặc khối u não như đã nói ở trên, người bệnh hoặc người xung quanh cần đưa đi cấp cứu hoặc đi khám bệnh ngay lập tức.

Nếu tê không kèm theo các triệu chứng bất thường, thì cần theo dõi thêm xem có thuyên giảm hay không. Trong trường hợp không thuyên giảm mà tăng nặng sau vài ngày và/hoặc ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống, cũng nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Hiện tượng tê buồn chân tay
Hiện tượng tê buồn chân tay kèm theo các bất thường khác cần đi khám ngay

Chữa tê buồn chân tay như thế nào?

Các phương pháp điều trị tê buồn chân tay tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Trước khi dùng thuốc, thông thường, áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà cũng có kết quả tốt.

1. Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Nghỉ ngơi

Nhiều tình trạng gây tê chân và bàn chân, chẳng hạn như áp lực dây thần kinh sẽ cải thiện khi được nằm nghỉ ngơi.

Chườm lạnh

Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng gây áp lực lên dây thần kinh. Nên chườm 15 phút/lần, thực hiện nhiều lần mỗi ngày.

Chườm ấm

Chườm ấm giúp giãn các cơ bị cứng, đau hoặc căng có thể gây áp lực lên dây thần kinh và gây tê. Tuy nhiên, tránh chườm quá nóng, vì điều này có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm, gây đau và tê.

Massage

Massage chân và bàn chân bị tê giúp cải thiện lưu lượng máu và có thể làm giảm các triệu chứng.

Tập thể dục

Ít vận động có thể làm suy yếu tim và mạch máu, giảm khả năng bơm máu đến các chi dưới. Tập yoga, pilates và thái cực quyền làm tăng lưu lượng máu và giảm viêm hoặc đau mạn tính.

Các thiết bị hỗ trợ

Dùng nạng hoặc giày dép hỗ trợ giúp giảm áp lực dây thần kinh do các tình trạng như chấn thương, hội chứng ống cổ chân hoặc bàn chân bẹt.

Tắm muối Epsom

Muối Epsom chứa magie, một hợp chất giúp tăng lưu lượng máu và tuần hoàn. Cho một nắm muối Epsom vào bồn tắm nước ấm rồi ngâm mình trong đó sẽ giúp giảm tê buồn chân tay, tăng cường sức khỏe.

Giảm căng thẳng

Căng thẳng thường làm cho các triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh trung ương tồi tệ hơn. Bởi vậy, nên có biện pháp để giảm căng thẳng trong cuộc sống, như đọc sách, ngồi thiền, vẽ tranh…

Chú ý giấc ngủ

Nhiều tình trạng mạn tính liên quan đến tê chân tay có thể trầm trọng hơn khi thiếu ngủ.

Chú ý chế độ ăn uống

Suy dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin B có thể gây tổn thương dây thần kinh dẫn đến tê bì. Bổ sung đủ vitamin và các chất dinh dưỡng khác cũng có thể giảm viêm và đau mạn tính, ngăn ngừa tê buồn chân tay.

Nên cắt giảm hoặc bỏ rượu hoàn toàn. Rượu có chứa chất độc có thể gây tổn thương thần kinh và tê liệt. Rượu cũng thường làm cho các triệu chứng đau mạn tính và tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn, thậm chí có thể gây bùng phát các triệu chứng.

Hiện tượng tê buồn chân tay

Những thực phẩm người bệnh xương khớp nên tránh

2. Dùng thuốc điều trị

Thuốc chống trầm cảm

Một số thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như duloxetine và milnacipran thường được dùng để điều trị đau cơ xơ hóa.

Thuốc corticoid

Giúp giảm viêm mạn tính và tê có liên quan đến các bệnh như đa xơ cứng.

Nhóm thuốc ngăn chặn hoặc thay đổi tín hiệu thần kinh

Gabapentin và pregabalin có thể giúp giảm tê liên quan đến các tình trạng như đau cơ xơ hóa, đa xơ cứng và bệnh thần kinh do tiểu đường.

>> Xem thêm Trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân không hề khó!

Thuốc chữa bệnh xương khớp

Người bị sưng đau khớp, tê buồn chân tay có thể dùng thuốc kháng viêm giảm đau Tây y hoặc thuốc chữa bệnh xương khớp Đông y.

Bài thuốc Phong tê thấp nổi tiếng điều trị hiệu quả trong các trường hợp viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, tê buồn chân tay, hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng…

Không chỉ điều trị triệu chứng bệnh hiệu quả mà thuốc còn tác động dần dần thay đổi cơ địa, tăng cường dương khí trong cơ thể để dương khí không bị thoát ra ngoài. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Bài thuốc Phong tê thấp bí truyền hiện đã được nghiên cứu bào chế, sản xuất thành dản phẩm Phong Tê Thấp Nhất Nhất dạng viên nén tiện dụng. Người có hiện tượng tê buồn chân tay do các bệnh xương khớp gây ra có thể tham khảo sử dụng.

Vân An

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.