Giải quyết nhanh chóng tình trạng đau lưng không cúi được

Đau lưng không cúi được có khiến bạn lo lắng, bất an và sợ ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày? Để xử trí nhanh chóng cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

đau lưng không cúi được
Đau lưng không cúi được ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt

Xác định nguyên nhân gây đau lưng không cúi được

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng khi cúi. Sớm nhận biết được lý do sẽ giúp người bệnh tránh được một số hoạt động nhất định và tìm kiếm các biện pháp trị bệnh cũng như hỗ trợ điều trị tại nhà.

1. Căng cơ lưng dưới

Căng cơ lưng dưới là một trong những lý do phổ biến nhất gây đau lưng khi cúi. Khi cúi người, đặc biệt là khi nâng vật vào đó, phần dưới của lưng bị căng khá nhiều, các cơ và dây chằng cũng bị kéo căng quá mức, gây đau.

Các triệu chứng khác:

  • Viêm đau lưng dưới
  • Co thắt cơ
  • Khó đứng thẳng

Điều trị căng cơ lưng dưới:

  • Nghỉ ngơi trong 1-3 ngày có thể giúp giảm đau cơ
  • Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (như ibuprofen và naproxen)
  • Xoa bóp, chườm ấm giúp giảm đau
  • Tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cho cơ lưng, ngăn ngừa chấn thương.
Đau lưng không cúi được
Đau lưng không cúi được có thể là do căng cơ lưng dưới

2. Thoát vị đĩa đệm

Các đốt sống được đệm bởi một loạt các đĩa đệm hấp thụ chấn động mỗi khi chúng ta bước đi hay vận động. Chúng cũng giúp cột sống lưng ổn định nên khi đĩa đệm bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng một trong những đĩa đệm trong đốt sống bị trượt ra khỏi vị trí, gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh nó.

Các triệu chứng khác:

  • Đau và tê, thường chỉ ở một bên của cơ thể
  • Đau từ cánh tay đến chân
  • Đau nhiều khi nghỉ ngơi hoặc khi cử động
  • Giảm đau lưng khi đi bộ
  • Yếu cơ

Điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị đau
  • Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm
  • Tiêm steroid vào lưng giúp làm giảm viêm
  • Phẫu thuật (nếu các triệu chứng nghiêm trọng)

3. Đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa có liên quan đến tình trạng thoát vị đĩa đệm. Khi đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí, nó có thể gây áp lực lên dây thần kinh tọa. Đau dây thần kinh tọa có thể gây áp lực, nóng rát và đau dữ dội ở vùng lưng dưới gây đau lưng không cúi được.

Các triệu chứng khác:

  • Đau và tê ở lưng dưới, mông và chân
  • Cảm giác có kim châm ở chân hoặc bàn chân
  • Đau nặng hơn khi cử động
  • Khó hoặc không thể cử động.

Điều trị đau dây thần kinh tọa:

  • Chườm lạnh giúp giảm viêm
  • Chườm ấm giúp giảm đau, giãn cơ
  • Tập các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng
  • Phẫu thuật để loại bỏ phần đĩa đệm đè lên dây thần kinh.
Đau lưng không cúi được
Đau dây thần kinh tọa gây đau lưng, khó cử động

4. Thoái hóa đốt sống

Thoái hóa đốt sống là một loại viêm khớp do cột sống bị hao mòn. Nó xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa, khi các gai xương phát triển trên đốt sống hoặc cả hai. Những thay đổi này có thể làm giảm chuyển động của cột sống và ảnh hưởng đến các dây thần kinh và các chức năng khác.

Người bị thoái hóa đốt sống thường bị đau lưng không cúi được.

Các triệu chứng khác:

  • Khó đứng thẳng
  • Vẹo lưng
  • Đau ở mông, đùi.

Điều trị thoái hóa đốt sống:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Dùng thuốc giảm đau, chống viêm
  • Đeo nẹp để hỗ trợ lưng khi vận động
  • Tập vật lý trị liệu
  • Phẫu thuật (nếu nguyên nhân là do chấn thương).

5. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là một tình trạng bệnh lý gây tổn thương cột sống xung quanh các khớp gần xương chậu và hông. Điều này khiến người bệnh bị đau khi cúi xuống hoặc nhấc vật nặng lên. Nếu không điều trị kịp thời, viêm cột sống dính khớp có thể khiến xương ở các khớp cột sống bị hợp lại, gây gù lưng, vẹo lưng, tư thế xấu…

Các triệu chứng khác:

  • Đau ở lưng dưới
  • Khó đứng thẳng
  • Tư thế bị vẹo.

Điều trị viêm cột sống dính khớp:

  • Dùng thuốc giảm đau, chống viêm
  • Thuốc chẹn yếu tố hoại tử (adalimumab như Humira và etanercept như Enbrel) nếu các triệu chứng trầm trọng hơn
  • Tập vật lý trị liệu giúp cải thiện tính linh hoạt của lưng.

Bị đau lưng không cúi được có cần đi khám?

Nếu không thể cử động bất kỳ cơ hoặc khớp nào ở chân hoặc nếu bị mất kiểm soát ruột và bàng quang (đi tiểu và đại tiện tự do, không kiềm chế được), thì cần đi khám ngay để ngăn chặn tổn thương thần kinh thêm.

Nếu tình trạng đau lưng trở nên trầm trọng hơn mặc dù được chăm sóc tại nhà hoặc không khỏi trong vòng 2 tuần, người bệnh cũng nên đi khám. Bác sĩ sẽ giúp xác định xem nguyên nhân nào gây ra tình trạng này để điều trị phù hợp.

Hướng dẫn điều trị tại nhà giảm đau lưng không cúi được

Tập cúi lưng đúng kỹ thuật

Để giảm đau lưng khi cúi xuống, người bệnh nên thực hành đúng kỹ thuật nâng người và cúi người. Các kỹ thuật này gồm:

  • Chỉ gập đầu gối và hông thay vì ở thắt lưng, để giảm nguy cơ gãy cột sống và căng cơ
  • Tránh xoay vẹo lưng khi cúi xuống để lấy vật gì đó
  • Giữ hai bàn chân đặt chắc chắn, rộng bằng vai để giảm nguy cơ ngã về phía trước
  • Hạn chế mang các vật quá nặng, hãy chia thành nhiều chuyến hoặc sử dụng xe đẩy để vận chuyển đồ
  • Bê vật nặng càng gần cơ thể càng tốt và đỡ chúng ngang lưng.

Ngoài việc thực hành các kỹ thuật phòng ngừa chấn thương, người bị đau lưng khi cúi người cũng có thể thử các biện pháp tự chăm sóc tại nhà.

Đau lưng không cúi được
Cúi xuống bê vác vật nặng cần đúng kỹ thuật để giảm đau lưng

Các biện pháp tự điều trị tại nhà:

  • Dùng thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn, như ibuprofen hoặc naproxen
  • Nghỉ ngơi vài ngày
  • Đeo thiết bị hỗ trợ như nẹp lưng để giảm đau
  • Chườm ấm và lạnh luân phiên vùng lưng dưới mỗi 20 phút. Ví dụ: chườm ấm 20 phút sau đó để lưng nghỉ ngơi 20 phút, tiếp đến lại chườm lạnh 20 phút.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng dưới để giãn các cơ lưng
  • Vươn vai, đi bộ và tập các bài tập nhẹ nhàng giúp không làm căng cơ lưng
  • Áp dụng các kỹ thuật thư giãn, như ngồi thiền, hít thở sâu.
  • Dùng thuốc Phong Tê Thấp Đông y điều trị đau lưng, đau xương khớp, đau thần kinh tọa, thoái hóa đốt sống lưng.

Phong Tê Thấp Nhất Nhất – giải pháp cho người bị đau lưng không cúi được

Đau lưng không cúi được do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu là do bệnh phong thấp, gây viêm khớp, thoái hóa đốt sống lưng, đau thần kinh tọa… gây sưng đau lưng dưới, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Từ nguyên nhân này, các thầy thuốc Đông y thường dùng bài thuốc Phong tê thấp – bài thuốc nổi tiếng được ghi trong Dược điển Việt Nam – để điều trị các triệu chứng bệnh cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO tạo nên thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất dạng viên nén tiện dụng.

Người bị đau lưng không cúi được có thể tham khảo sử dụng thuốc để điều trị cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Vân An

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.