Nhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp cổ tay và cách điều trị tốt nhất

Thoái hóa khớp cổ tay gây đau nhức, giảm khả năng vận động. Bệnh ngày càng trẻ hóa nên gây ảnh hưởng lớn. Do vậy, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời là rất quan trọng.

dấu hiệu thoái hóa khớp cổ tay
Thoái hóa khớp cổ tay gây giảm khả năng vận động linh hoạt của tay

Thoái hóa khớp cổ tay là gì?

Thoái hóa khớp cổ tay là tình trạng tổn thương xương khớp, phá hủy khớp xảy ra tại vùng cổ tay, đặc biệt là tại vùng sụn khớp và làm cho đầu sụn bị mòn, hư hỏng dần. Khi các sụn khớp ở cổ tay bị bào mòn, thoái hóa, thiếu chất dinh dưỡng, tổn thương có thể dẫn đến đau, sưng, nguy cơ nứt, gãy xương và gây suy giảm chức năng sẽ khiến cho vận động của khớp bị ảnh hưởng.

Thoái hóa khớp cổ tay là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi trung niên nhưng hiện nay bệnh có xu thế trẻ hóa và gặp nhiều ở người trẻ tuổi, nhất là dân văn phòng. Do đặc thù, tính chất công việc, những người làm việc văn phòng thường hay sử dụng cổ tay nhiều, do đó đây là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ dân văn phòng bị thoái hóa khớp cổ tay ngày càng cao.

>> Xem thêm Nhận biết ngay các nguyên nhân gây đau cứng khớp ngón tay và cách điều trị

dấu hiệu thoái hóa khớp cổ tay
Thoái hóa khớp cổ tay ngày càng có xu hướng trẻ hóa

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay

Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay, điển hình là:

Tuổi tác

Khi tuổi càng cao thì dấu hiệu lão hóa cũng ngày càng rõ ràng hơn, đây là nguyên nhân phổ biến nhất trong các vấn đề về xương khớp. Khi khớp cổ tay bị tổn thương, sụn khớp cũng ngày càng suy yếu, bao khớp bị bong tróc, xương dưới sụn bị xơ hóa, hình thành gai xương, gây đau nhức khớp cổ tay và một số vị trí liên quan.

Tính chất công việc

Những thống kê mới đây cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh thoái hóa khớp cổ tay cao hơn gấp 2 lần so với nam giới. Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết phụ nữ phải thường xuyên làm các công việc nội trợ, hoạt động nhiều ở phần cổ tay. Ngoài ra, những người làm việc văn phòng, mang vác nhiều cũng thường gây áp lực lớn lên cổ tay và tạo điều kiện cho bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp hình thành.

Chấn thương

Di chứng chấn thương cổ tay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng xương khớp ở khu vực này. Những người từng bị té ngã, chấn thương, trật khớp, gãy xương vùng cánh tay có thể có nguy cơ bị thoái hóa khớp cổ tay.

Người mắc bệnh xương khớp

Mặc dù nguyên nhân chính của thoái hóa khớp cổ tay là do lão hóa, nhưng các nghiên cứu đã chứng minh tốc độ thoái hóa có liên quan đến tần suất hoạt động của khớp cổ tay. Do vậy, các vận động thường xuyên của khớp cổ tay diễn ra càng nhiều thì tần suất mắc bệnh cũng càng lớn. Ở giai đoạn mới phát, thoái hóa khớp thường không có biểu hiện rõ ràng nhưng càng về sau bệnh càng nghiêm trọng và dẫn đến đau nhức thường xuyên hơn.

Người mắc hội chứng ống cổ tay có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở khớp cổ tay nên thường có biểu hiện tê bì ngón tay, vận động khó khăn, ngón tay đau nhức, khuỷu, vai, cổ tay cũng bị tác động. Các đối tượng thường xuyên làm việc trước máy tính sẽ gặp phải các biểu hiện này thường xuyên hơn.

Ngoài ra có một hội chứng tên là De Quervain (là một dạng của viêm bao gân cơ dạng dài) cũng gây nguy cơ thoái hóa khớp cổ tay vì chúng cũng thường gây ra biểu hiện đau nhức, cản trở trong việc vận động và làm việc,…

>> Xem thêm 8 Phương pháp giúp giảm đau cổ tay sau sinh mẹ nên biết

dấu hiệu thoái hóa khớp cổ tay
Phụ nữ thường gặp thoái hóa khớp cổ tay nhiều hơn nam giới

Dấu hiệu thoái hóa khớp cổ tay

Người bị thoái hóa khớp cổ tay có các triệu chứng điển hình sau:

Đau khớp

Dấu hiệu thoái hóa khớp cổ tay thường gặp là đau. Cơn đau có tính chất cơ học, đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, không cử động khớp nhưng đau tăng khi thực hiện các động tác, hoạt động cổ tay, cầm nắm đồ vật. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc kéo dài, tùy theo mức độ nặng nhẹ. Mức độ đau của bệnh phát triển như sau:

  • Giai đoạn đầu, cổ tay sẽ bị đau nhức nhẹ kèm theo tiếng kêu lục cục, lạo xạo khi vận động.
  • Giai đoạn sau, mức độ đau đớn dữ dội hơn và bắt đầu lan rộng dần.

Sưng và cứng khớp

Đau cứng khớp thường gặp vào buổi sáng hoặc sau thời gian cổ tay ít vận động trong thời gian dài. Biểu hiện này có thể khiến cho người bệnh khó cử động, xoay gập cổ tay hoặc cử động không được linh hoạt và uyển chuyển.

Hoạt động thiếu linh hoạt

Khi bệnh tiến triển lâu ngày người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các động tác cầm nắm đồ vật hoặc khó có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt cá nhân do dấu hiệu thoái hóa khớp cổ tay. Lực bám bàn tay cũng yếu đi hoặc mất kiểm soát độ bám của những ngón tay.

Teo cơ, mất khả năng vận động

Thoái hóa khớp cổ tay còn khiến người bệnh bị mất khả năng vận động khớp cổ tay, có biểu hiện teo cơ, biến dạng khớp, làm mất chức năng vận động hoàn toàn. Đây là triệu chứng nghiêm trọng nhất.

dấu hiệu thoái hóa khớp cổ tay
Viêm khớp cổ tay là biểu hiện ban đầu của thoái hóa khớp cổ tay

Nguyên tắc điều trị thoái hóa khớp cổ tay

Thoái hóa khớp cổ tay là bệnh lý khó điều trị. Điều trị thoái hóa khớp cổ tay theo Tây y chủ yếu giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giảm đau, hạn chế các biến chứng nguy hiểm, giúp người bệnh duy trì lại chức năng vận động, sinh hoạt.

Điều trị nội khoa

Các biện pháp nội khoa giúp cho người bệnh giảm đau nhức, cải thiện chức năng vận động.

  • Dùng thuốc kê đơn từ bác sĩ
  • Dùng nẹp cố định lại phần khớp bị thoái hóa, hạn chế các cơn đau nhức
  • Kết hợp chườm nóng, lạnh, massage, chiếu đèn hồng ngoại.

Điều trị ngoại khoa – phẫu thuật

Điều trị thoái hóa khớp cổ tay bằng phẫu thuật là phương pháp áp dụng với các trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, các phương pháp khác không còn tác dụng. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến:

  • Phẫu thuật dự phòng: Giúp cân bằng tình trạng cổ tay và duy trì hoạt động khớp
  • Phẫu thuật bảo tồn: Khôi phục các chức năng của khớp, cải thiện khả năng vận động
  • Phẫu thuật thay thế: Thay thế các khớp cổ tay bị thoái hóa.

Điều trị thoái hóa khớp tay theo Đông y bằng bài thuốc Phong tê thấp

Theo Đông y, căn nguyên các bệnh lý về xương khớp là do bệnh phong thấp gây nên. Nếu người bệnh bị thoái hóa khớp cổ tay, việc dùng bài thuốc Phong tê thấp để điều trị bệnh phong thấp là biện pháp đem lại hiệu quả cao.

Bài thuốc Phong tê thấp nổi tiếng trong dân gian với 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) đã được áp dụng để điều trị chứng bệnh phong thấp từ lâu đời. Thuốc không chỉ điều trị các triệu chứng sưng đau xương khớp mà còn tăng cường chính khí trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn và rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

>> Xem thêm Tác dụng của thuốc Phong Tê Thấp với bệnh xương khớp

Lưu ý khi lựa chọn và dùng thuốc Phong Tê Thấp

Có nhiều loại thuốc Phong tê thấp ra đời từ bài thuốc Phong tê thấp, tuy nhiên hiệu quả có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào thành phần, liều lượng và quy trình sản xuất.

Để lựa chọn được bài thuốc trị Phong tê thấp hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến đơn vị sản xuất bài thuốc này và ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng và phân phối bởi các công ty Dược uy tín, tiêu biểu như Phong Tê Thấp Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.

Phong Tê Thấp Nhất Nhất được sản xuất từ bài thuốc bí truyền tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Sản phẩm phù hợp để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.

Phong Tê Thấp Nhất Nhất có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị thoái hóa khớp cổ tay có thể tham khảo dùng để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nguyên An

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.