Tất tần tật những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp vai

Theo ước tính, có hơn 30% người trên 60 tuổi bị thoái hóa khớp vai, tình trạng này đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Vậy thoái hóa khớp vai có nguy hiểm không và cần điều trị như thế nào?

bệnh thoái hóa khớp vai
Thoái hóa khớp vai thường gặp ở người trên 60 tuổi

Thoái hóa khớp vai là gì?

Khớp vai là một trong các khớp hoạt động nhiều nhất của cơ thể. Thoái hóa khớp vai là những tổn thương bào mòn lớp sụn gây suy giảm hoạt động của vai. Trong đó phổ biến nhất là thoái hóa khớp ổ chảo – cánh tay và thoái hóa khớp cùng – đòn.

Khớp ổ chảo – cánh tay: cấu tạo bởi ổ chảo của xương bả vai và chỏm xương cánh tay

Khớp cùng – đòn: cấu tạo bởi đầu ngoài xương đòn và mỏm cùng xương bả vai. Đây cũng là khớp dễ bị thoái hóa hơn.

Thoái hóa khớp vai phải phổ biến hơn thoái hóa khớp vai trái, do cánh tay bên phải vận động thường xuyên hơn.

Thoái hóa khớp vai phải thường gây sưng đau, nhưng ít khi bị cứng khớp.

Dấu hiệu thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai thường diễn ra một cách thầm lặng trước khi triệu chứng xuất hiện. Thậm chí, ngay cả khi có triệu chứng cũng có thể bị nhầm lẫn và bỏ qua. Vấn đề này khiến việc chẩn đoán và điều trị trở nên chậm trễ và làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như tàn tật vĩnh viễn. Vì vậy, cần lưu ý khi gặp những dấu hiệu sau để nhận biết sớm bệnh lý này:

1. Đau vai

Đặc trưng phân biệt đau vai do thoái hóa khớp vai với các chấn thương vùng ngoài đó là cảm giác đau sâu bên trong, đau bùng phát kể cả khi cử động nhẹ nhàng, bình thường. Đau có thể từng cơn hoặc âm ỉ vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Đau do nguyên nhân chấn thương thường xuất hiện đột ngột sau tác động mạnh. Nếu đau vai do viêm khớp dạng thấp hoặc nhiễm trùng thường kèm theo sưng đỏ.

Nhìn chung, cảm giác đau do thoái hóa khớp vai tương tự như các bệnh thoái hóa khớp khác, điển hình như khớp gối, khớp háng…

thoái hóa khớp vai
Đau vai là triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp vai

2. Cứng khớp vai

Cứng khớp thường kèm với hạn chế vận động nhất là vào buổi sáng sớm khi tỉnh dậy khiến bệnh nhân không thể thực hiện động tác xoay cánh tay.

3. Sưng vai

Thoái hóa khớp vai làm tăng ma sát giữa hai đầu xương và có thể kích hoạt phản ứng viêm làm sưng các mô xung quanh. Mặc dù vậy, triệu chứng này thường không rõ ràng, khó nhận biết.

4. Tiếng kêu lục cục khi cử động vai

Các đầu xương ma sát với nhau khi khớp bị thoái hóa tạo ra tiếng kêu mỗi khi bệnh nhân vận động xoay vai và tạo ra âm thanh đặc trưng thường được mô tả như tiếng kêu lục cục hoặc lạo xạo.

Hình ảnh X-quang thoái hóa khớp vai

Việc chẩn đoán thoái hóa khớp vai dựa trên thăm khám lâm sàng thông qua biểu hiện bệnh đồng thời dựa vào các xét nghiệm như X-quang thoái hóa khớp vai.

Trên hình ảnh chụp X-quang có thể quan sát thấy khoảng trống giữa đầu xương cánh tay, các gai xương và dị tật khác nếu có. Bên cạnh đó, chụp CT hoặc MRI cũng giúp bác sĩ có thể xác định các tổn thương chi tiết.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm hóa sinh để loại trừ các nguyên nhân gây tổn thương khớp vai như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, nhiễm trùng khớp…

thoái hóa khớp vai
Một ví dụ về hình ảnh X-quang thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai gây biến chứng gì?

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, mức độ thoái hóa ngày càng nặng, bào mòn sụn khớp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Lớp sụn khớp bị hủy hoại hoàn toàn
  • Phát triển gai xương, khiến các đầu xương ma sát với nhau gây đau nhiều hơn
  • Tổn thương xương, hình thành khối u gây ra các cơn đau nhức xương nghiêm trọng
  • Yếu và teo cơ do hạn chế vận động
  • Viêm gân, cơ, biến dạng xương

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai thường là hệ lụy từ các chấn thương vai trước đó như:

  • Gãy xương
  • Trật khớp
  • Biến chứng sau phẫu thuật

Ngoài nguyên nhân do chấn thương, hầu hết bệnh nhân thoái hóa khớp vai có liên quan đến những yếu tố nguy cơ sau:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, sức khỏe xương khớp ngày càng yếu và dễ bị tổn thương, thoái hóa do quá trình bào mòn sụn khớp theo thời gian. Tình trạng này phát triển nhanh hơn sau tuổi 50.
  • Dị tật bẩm sinh: Cấu tạo xương bất thường làm tăng nguy cơ chấn thương vai và dẫn đến thoái hóa.
  • Mắc các bệnh xương khớp: Viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, nhiễm trùng khớp gây tổn thương và đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ bị thoái hóa khớp vai hơn so với nam giới.
  • Béo phì: Làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai thông qua sự gia tăng các phản ứng viêm.
  • Yếu tố di truyền: Nguy cơ thoái hóa khớp vai xảy ra cao hơn và sớm hơn ở những người có người thân mắc bệnh lý này.
thoái hóa khớp vai
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến thoái hóa khớp vai

Các biện pháp điều trị và chăm sóc giảm thoái hóa khớp vai

1. Điều trị thoái hóa khớp vai bằng Tây y

Thoái hóa khớp vai thường được coi là một bệnh lý gắn liền tuổi tác, mạn tính và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị thoái hóa khớp vai chủ yếu là giảm đau tức thì, duy trì chức năng vận động. Trong trường hợp tổn thương nặng nề, khớp vai biến dạng, mất chức năng vận động cần thực hiện phẫu thuật như thay khớp vai toàn phần hoặc bán phần để giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ tàn phế.

Một số loại thuốc thường được áp dụng là:

Thuốc giảm đau kháng viêm dạng uống

Các thuốc giảm đau kháng viêm như ibuprofen, naproxen, diclofenac thường được lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp vai nhằm tạm thời đẩy lui cơn đau.

Thuốc có tác dụng giảm đau ngắn và không nên sử dụng kéo dài do nguy cơ tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và tim mạch.

thoái hóa khớp vai
Thuốc giảm đau thường được sử dụng điều trị triệu chứng thoái hóa khớp vai

Thuốc giảm đau tại chỗ

Các thuốc giảm đau dùng tại chỗ như dạng gel, miếng dán ít gây tác dụng phụ toàn thân hơn nhưng lại không hiệu quả bằng đường uống trong trường hợp thoái hóa gây đau sâu bên trong.

Thuốc chống viêm corticoid

Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng viêm khớp vai, bác sĩ có thể chỉ định tiêm các thuốc chống viêm corticoid để giảm sưng viêm nhanh chóng.

2. Điều trị thoái hóa khớp vai bằng thuốc Đông y

Điều trị bệnh xương khớp theo y học cổ truyền mặc dù mang đến tác dụng chậm hơn nhưng thường an toàn và có khả năng duy trì tác dụng kéo dài hơn so với thuốc Tây. Sử dụng các sản phẩm Đông y đang là xu hướng trong điều trị các bệnh lý thoái hóa khớp nói chung hiện nay.

Đông y quan niệm các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp là bệnh phong tê thấp. Để điều trị cần áp dụng bài thuốc kết hợp các vị dược liệu có tác dụng giảm triệu chứng, khắc phục căn nguyên, bồi bồ cơ thể, tăng cường sức đề kháng giúp bệnh hạn chế tái phát.

Đông y có bài thuốc Phong Tê Thấp gồm 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh) có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp hiệu quả. Bài thuốc này thường được áp dụng để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất dạng viên nén tiện dụng.

3. Hỗ trợ điều trị bằng chế độ ăn

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng giúp hạn chế và làm chậm quá trình thoái hóa, tăng cường sự hồi phục của thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp vai nói riêng.

Vậy, người bệnh thoái hóa khớp vai nên ăn gì?

Người bệnh nên ăn các thực phẩm chứa các chất hỗ trợ hệ cơ xương khớp gồm canxi, magie, vitamin D, Omega-3…

Một số nhóm thực phẩm nên ưu tiên gồm:

  • Sữa và các thực phẩm từ sữa: giàu canxi, magie
  • Các loại rau màu xanh đậm như súp lơ, cải bó xôi: chứa nhiều canxi, magie và các loại vitamin cần thiết
  • Các loại hạt như lạc, đậu
  • Các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá trích…

Ds. Thanh Loan

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.