Đau mỏi lưng, đau dọc xuống chân, khó cúi người, tê bì chân tay… là những triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có thể gây biến chứng nặng do lơ là, không điều trị bệnh.
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân keo của đĩa đệm thoát khỏi màng bao xơ chèn ép vào tủy sống thần kinh, gây nên những cơn đau vùng cột sống. Bệnh làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh, tạo cảm giác đau nhức, tê bì kéo dài, khó vận động và rối loạn cảm giác.
Thoát vị đĩa đệm thường ảnh hưởng đến cột sống cổ và thắt lưng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng và hậu quả nguy hiểm.
>> Xem thêm Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Nguyên nhân và cách điều trị
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi cũng tương tự như ở bất kỳ bệnh nhân ở mọi độ tuổi, gồm:
Đây là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu. Nhân nhầy của đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng phần bao xơ bên ngoài vẫn chưa bị rách hoàn toàn.
Đĩa đệm phình ra, vòng bao xơ dần suy yếu và nhân nhầy nhanh chóng thoát ra tạo nên một khối thoát vị. Cơn đau xuất hiện khi khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh. Tuy nhiên, cơn đau thoát vị dễ bị nhầm lẫn với cơn đau do nhức mỏi cơ thông thường. Cơn đau lưng sẽ ngày càng trầm trọng và dai dẳng.
Không chỉ đau lưng, dây thần kinh ngày càng bị chèn ép còn gây ra cơn đau ở hông và cổ. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội.
Cơn đau lan dọc từ thắt lưng xuống mông, mặt sau chân, bàn chân hoặc đau dọc từ vùng cổ sang vai gáy, cánh tay, khuỷu tay và bàn tay. Mức độ đau tăng lên khi hắt hơi, ho, quay người, vận động mạnh, mang vác nặng, giảm khi nằm hoặc nghỉ ngơi.
Thoát vị đĩa đệm còn gây ra cảm giác tê bì các đầu ngón tay, ngón chân, cảm giác như kiến bò, rất khó chịu.
>> Xem thêm Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có điều trị dứt điểm được không?
Nếu thoát vị đĩa đệm không được điều trị, bao xơ đĩa đệm bị phá vỡ và nhân nhầy biến dạng hoàn toàn, người bệnh dễ bị:
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất về thoát vị đĩa đệm là tại sao người trẻ lại bị, bởi tình trạng này thường gặp ở những người già.
Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân trẻ bị thoát vị đĩa đệm cột sống ngày càng nhiều hơn. Nguyên nhân chính được xác định là do yếu tố nghề nghiệp và thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày.
Nguy cơ thoát vị đĩa đệm tăng lên nếu:
Chú ý tư thế trong quá trình làm việc, không giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài. Khi ngồi, đi đứng hay nằm, cần giữ tư thế đúng để tránh các bệnh cột sống.
Ví dụ nếu công việc cần phải ngồi làm việc thời gian dài thì có thể tranh thủ đứng lên vận động, duỗi thẳng người, xoay vai cho đỡ mỏi. Khi mang vác vật nặng, cần gập gối, thẳng lưng và bê vật gần người nhất, tránh bị đau thắt lưng.
Chế độ ăn uống không giúp điều trị bệnh, nhưng góp phần hỗ trợ điều trị, giảm đau cũng như phòng ngừa tái phát. Người bị thoát vị đĩa đệm nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega-3… Đây là những dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi chức năng đĩa đệm tổn thương, giảm sưng viêm và duy trì sức khỏe của hệ xương khớp.
Thừa cân, béo phì làm gia tăng gánh nặng cho xương khớp. Do vậy, để tránh các bệnh xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng, người bị thừa cân béo phì nên có biện pháp để giảm cân.
Lười vận động và vận động quá sức đều không tốt với bệnh thoát vị đĩa đệm. Nên duy trì thói quen tập thể dục 30 phút/ngày, với những bài tập vừa sức. Biện pháp này giúp hạn chế cứng khớp, cải thiện vận động, duy trì chức năng của cột sống, hạn chế cơn đau tái phát.
Một số bài tập tốt với người bị thoát vị đĩa đệm là đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập yoga…
Trong 1-3 ngày đầu mới bị đau, có thể dùng túi đá chườm để giảm đau nhức. Sau đó, có thể dùng khăn ấm đắp lên vị trí đau nhức để giảm cảm giác khó chịu. Chườm ấm không chỉ xoa dịu cơn đau mà còn tăng cường lưu thông máu, giúp tăng khả năng chữa lành tổn thương của đĩa đệm.
Nếu cơn đau nhức khó chịu, người bệnh nên nghỉ ngơi trong 1-2 ngày đầu, sau đó mới vận động nhẹ nhàng. Nghỉ ngơi giúp cột sống có thời gian hồi phục, cơn đau thuyên giảm, đỡ phải dùng nhiều thuốc giảm đau.
Vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau, duy trì và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh. Các hướng dẫn điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Thông thường, trong thời gian đầu điều trị, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập kéo giãn, sau đó là điều chỉnh tư thế, giảm áp lực lên cột sống và giảm căng cơ. Thời gian sau đó có thể tập những bài tập cơ, kéo giãn cường độ cao.
Trong quá trình điều trị, liệu pháp bổ sung cũng có thể được khuyến nghị để giúp giảm đau và tăng tốc độ chữa lành tổn thương.
Với những trường hợp bị đau thắt lưng trên 1 tháng, có thể được bác sĩ nắn khớp xương để hỗ trợ phục hồi đường cong tự nhiên của cột sống.
Xoa bóp, châm cứu cũng được thực hiện để tác động lên các huyệt đạo, kích thích tuần hoàn máu, nhằm giảm đau, thư giãn các cơ xương khớp và dây thần kinh.
Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi gồm:
Thuốc giảm đau thường được sử dụng nếu cơn đau nhức ở mức độ từ nhẹ đến vừa. Một số loại thuốc phổ biến là Acetaminophen (Tylenol), thuốc giảm đau chống viêm không steroid (Ibuprofen hoặc Naproxen).
Thuốc chống trầm cảm ba vòng được dùng cho những bệnh nhân có tâm trạng không ổn định, bị mất ngủ hoặc khó ngủ do đau nhức. Thuốc sẽ giúp an thần, cải thiện giấc ngủ.
Thuốc giãn cơ được chỉ định nếu bị co thắt cơ giúp giảm căng cơ và làm dịu cơn đau nhức.
Corticoid sẽ được chỉ định nếu những loại thuốc khác không có tác dụng hoặc nếu dây thần kinh cột sống bị chèn ép nghiêm trọng. Thông thường, thuốc sẽ được tiêm vào vùng xung quanh dây thần kinh bị chèn ép để giảm đau nhức và giảm viêm.
Thuốc Phong tê thấp Đông y có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp, có thể dùng cả trong trường hợp viêm cấp lẫn bệnh mạn tính. Thuốc có thành phần thảo dược, giúp giảm đau nhức, sưng khớp hiệu quả nên được nhiều người tin tưởng sử dụng.
Theo Đông y, các chứng bệnh xương khớp như thoái hóa đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm… có nguyên nhân từ chứng phong thấp. Để điều trị chứng bệnh này hiệu quả, cần dùng bài thuốc Phong tê thấp gồm 8 vị dược liệu quý là Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh. Bài thuốc này không chỉ giúp giảm sưng đau, mà còn tác động dần dần vào cơ thể, giúp nâng cao chính khí, để dương khí không bị thoát ra ngoài. Nhờ vậy, sẽ ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, tê mỏi chân tay… Do đó, Phong Tê Thấp Nhất Nhất được coi là giải pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi, giúp giảm đau nhanh chóng, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Vân An