15 cách giảm đau lưng sau khi sinh thường dễ áp dụng

Đau lưng sau sinh thường là tình trạng phổ biến, hầu như người phụ nữ nào từng sinh con cũng gặp phải. Tuy nhiên, đừng để cơn đau lưng gây ảnh hưởng đến việc chăm con và gây căng thẳng cho cuộc sống gia đình.

giảm đau lưng sau sinh thường
Có nhiều cách giảm đau lưng sau sinh thường

Đau lưng sau sinh thường hay sinh mổ đều gây ám ảnh với không ít chị em. Cơn đau lưng dữ dội, gây khó di chuyển, khó ngồi lâu một chỗ, ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc em bé hay làm những việc đơn giản hàng ngày. Do vậy, tìm hiểu nguyên nhân chính gây đau lưng sẽ giúp khắc phục được tình trạng này, không để kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống.

Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh thường

Thay đổi nội tiết tố

Nguyên nhân chính gây đau lưng sau sinh là sự thay đổi nồng độ nội tiết tố. Cơ thể phụ nữ tiết ra các hormone progesterone và relaxin khi mang thai, các hormone này làm giãn dây chằng và khớp của xương chậu để giúp việc sinh con dễ dàng hơn. Nhưng những hormone này có thể tồn tại trong cơ thể mẹ thêm vài tháng sau sinh, dẫn đến đau lưng.

Tăng cân khi mang thai và sau sinh

Tăng cân khi mang thai và sau sinh khiến các cơ phần lưng dưới phải chịu thêm gánh nặng, dẫn đến đau mỏi lưng. Tử cung giãn nở khi mang thai

Khi tử cung giãn nở để em bé phát triển, cơ bụng dưới và lưng dưới của bà bầu bị căng sẽ gây đau lưng. Cơn đau này có thể kéo dài một vài tháng sau sinh.

>> Xem thêm Giải quyết nhanh chóng tình trạng đau lưng không cúi được

đau lưng sau khi sinh thường
Tử cung giãn nở khiến cơ bụng dưới và lưng dưới căng đau

Quá trình sinh nở

Trong quá trình rặn đẻ và đẩy em bé ra ngoài, nhiều cơ vốn đã bị trì trệ trong quá trình sinh hoạt bình thường sẽ hoạt động và gây căng thẳng. Điều này dễ dẫn đến đau lưng.

Bế và chăm sóc con

Những đêm dài mất ngủ sau sinh và thường xuyên phải cúi xuống bế em bé lên có thể làm tăng thêm cơn đau lưng.

Tư thế ngồi cho bú không đúng

Cúi gù lưng khi cho con bú có thể làm căng cơ lưng dưới và dẫn đến đau lưng.

Đau lưng sau sinh thường kéo dài bao lâu?

Hầu hết các chức năng của cơ thể sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Với nhiều người, tình trạng đau lưng sẽ nhanh chóng chấm dứt sau một vài tháng. Nhưng, có một số phụ nữ bị đau lưng kéo dài dai dẳng.

Có thể mất gần 6 tháng để hormone relaxin giảm dần trong cơ thể. Lúc này, cơn đau lưng sẽ giảm dần. Ngoài ra, vào thời điểm này, khi cơ thể phục hồi và các cơ săn chắc, các khớp và dây chằng của chị em sẽ trở lại bình thường và cơn đau lưng có thể biến mất.

Tuy nhiên, nếu cuộc sống quá vất vả, người phụ nữ phải lao động nặng nhọc cả trong khi mang thai và sau khi sinh thì cơn đau lưng có thể kéo dài lâu hơn. Béo phì hoặc thừa cân sau khi sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ đau lưng kéo dài.

Đau lưng sau sinh thường phải làm thế nào?

1. Chườm ấm hoặc lạnh

Chườm ấm hoặc lạnh lên lưng sẽ giúp giảm đau cơ lưng, giảm viêm cơ. Nên áp dụng luân phiên cả chườm ấm và chườm lạnh để có tác dụng nhanh hơn.

2. Chú ý tư thế đúng

Nên ngồi thẳng lưng và cố gắng không cúi gù lưng khi cho con bú. Nếu ngồi gây đau lưng thì có thể nằm nghiêng một cách thoải mái khi cho con bú.

3. Chọn tư thế ngủ thoải mái

Dùng gối mềm và mỏng, có thể sử dụng gối dành riêng cho bà bầu để kê lưng, giảm đau lưng.

4. Sử dụng gối cho con bú

Dùng gối nâng đỡ sẽ giúp mẹ ngồi thoải mái hơn, không bị cúi gù lưng, làm giảm đau lưng, mỏi cổ. Gối này cũng có thể sử dụng khi bế em bé.

>> Xem thêm Đau lưng sau sinh mổ uống thuốc gì hiệu quả triệt để?

đau lưng sau khi sinh thường
Sử dụng gối khi bế hoặc khi cho con bú sẽ giúp giảm đau lưng sau sinh

5. Tập thể dục

Tập thể dục có thể giúp giảm căng các cơ và dây chằng. Sau khi sinh con, bạn có thể bắt đầu với các tư thế yoga thư giãn và các bài tập kéo căng đơn giản vì chúng sẽ cải thiện tính linh hoạt và sức bền. Không nên nâng tạ nặng hoặc tập các bài tập tạ vì nó có thể gây căng cho cơ và khớp.

6. Tập thở sâu

Hít sâu, siết chặt cơ bụng. Giữ động tác này trong 3 lần đếm, và sau đó thở ra từ từ. Bài tập này sẽ giảm bớt sự khó chịu ở lưng, giảm nhẹ cơn đau lưng.

7. Kê chân lên cao

Nếu bị đau lưng dưới, hãy kê chân lên khi ngồi trên ghế để giữ chân hơi nâng lên khỏi mặt đất và hỗ trợ cơ lưng dưới.

8. Dùng địu hoặc xe đẩy em bé

Bế em bé trong thời gian dài có thể gây căng cơ, làm đau lưng nhiều hơn. Vì vậy, hãy sử dụng địu hoặc xe đẩy em bé khi di chuyển.

9. Tránh đi giày cao gót

Nên hạn chế đi giày cao gót trong vài tháng sau khi sinh. Đi giày cao gót sẽ khiến cơ chân và lưng dưới bị căng, khó đỡ trọng lượng cơ thể.

10. Massage cơ thể

Massage cơ thể bằng dầu giúp thư giãn, kích thích lưu thông máu và giúp giảm đau nhức các cơ. Bạn có thể nhờ chồng massage hoặc nhờ sự trợ giúp của chuyên viên chăm sóc sau sinh.

11. Tắm nước ấm

Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm có muối epsom sẽ giúp thư giãn các cơ và dây chằng, đồng thời giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi toàn thân.

12. Chú ý tư thế bế con, nâng vật nặng

Khi nâng vật nặng từ sàn nhà, hãy gập đầu gối xuống, không uốn cong thắt lưng hoặc không cố gắng duỗi tay vì có thể làm căng cơ lưng. Nếu muốn bế em bé từ dưới sàn nhà, hãy lại gần em bé hơn rồi bế lên. Bạn cũng có thể quỳ xuống để nâng em bé lên, không duỗi tay từ xa để bế em bé.

Khi đứng bế con cũng nên đứng thẳng, không cong vẹo cột sống để giảm đau nhức lưng.

>> Xem thêm Đau nhức xương khớp sau sinh – Chớ lơ là kẻo ôm hận

đau lưng sau khi sinh thường
Chú ý tư thế đứng khi bế con sẽ giúp giảm đau lưng

13. Duy trì trọng lượng cơ thể bình thường

Nhiều người phụ nữ cố gắng ăn thật nhiều sau khi sinh để đảm bảo đủ sữa cho con bú. Tăng cân sau sinh có thể gây tác động lên lưng dưới, khiến cơn đau lưng trầm trọng hơn. Bởi vậy, bạn nên có chế độ ăn uống phù hợp để không bị tăng cân quá nhiều mà vẫn đủ sức khỏe và đủ sữa cho con bú.

14. Thuốc giảm đau

Nếu đã áp dụng theo các biện pháp trên mà cơn đau lưng vẫn tiếp tục, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc giảm đau (loại dành cho phụ nữ mới sinh và cho con bú).

15. Thuốc Đông y chữa đau lưng

Để điều trị đau lưng an toàn và hiệu quả cao, hạn chế tác dụng phụ, chị em có thể tham khảo sử dụng bài thuốc Đông y phong tê thấp.

Phong tê thấp là bài thuốc chữa trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp từ lâu đời, được ghi trong Dược điển. Bài thuốc này có sự kết hợp của 8 vị dược liệu quý (Mã tiền chế, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh). Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp, có hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, tê mỏi.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất dạng viên nén tiện dụng và dễ bảo quản. Người bị đau lưng sau sinh thường do các bệnh như viêm khớp, thoái hóa đốt sống, đau thần kinh tọa, đau nhức xương, tê mỏi người… có thể tham khảo sử dụng thuốc để điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát. Tuy nhiên, phụ nữ có thai và cho con bú thì không nên dùng thuốc này. Sau khi cai sữa, chị em có thể tham khảo sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.

Vân An

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.