Có tới 30% dân số gặp phải tình trạng đau vai gáy gây đau hoặc cứng khớp vai, dẫn đến hạn chế vận động. Vậy đau vai gáy phải làm sao để nhanh chóng giảm đau?
Vai được cấu tạo thành từ ba xương: Xương cánh tay trên, xương bả vai và xương đòn. Đầu của xương cánh tay trên khớp với ổ tròn ở xương bả vai. Trong ổ vai có chứa các cơ và gân giữ cho xương cánh tay xoanh quanh ổ vai.
Đau vai gáy là tình trạng đau đột ngột hoặc âm ỉ ở phần xương bả vai gây khó vận động vùng cổ gáy. Khi bệnh tiến triển nặng hơn khiến người bệnh chỉ có thể nghiêng người sang trái hoặc sang phải, không thể quay được người về phía sau.
Đau vai gáy có nhiều nguyên nhân. Có thể do tổn thương xương vai khi bị ngã, tai nạn hoặc có thể do thực hiện một hoạt động quá nhiều gây áp lực cho phần khớp xương vai. Đôi khi, đau vai gáy xuất phát từ tình trạng viêm khớp.
Hầu hết các vấn đề dẫn tới đau vai gáy xoay quanh các nguyên nhân chính sau:
Trong khớp vai có những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng nằm giữa các khớp trong vai. Chúng hoạt động như đệm ở giữa xương và các mô mềm bên trên, đồng thời giúp giảm ma sát giữa cơ và xương.
Việc hoạt động quá nhiều ở phần vai gáy dẫn tới viêm và sưng bao hoạt dịch giữa các vòng bít quay và một phần xương bả vai. Hệ quả chính là gây ra viêm bao hoạt dịch.
Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra cùng với viêm gân bánh chè quay. Nhiều mô ở vai có thể bị viêm và đau. Khi đó việc thực hiện các hoạt động thường ngày đơn giản như mặc quần áo hay chải đầu cũng đều trở nên khó khăn.
Gân tương tự như dây kết nối cơ với xương. Viêm gân có hai loại:
Các loại gân thường bị ảnh hưởng nhất ở vai là bốn gân bánh chè quay và một trong các gân ở bắp tay. Vòng bít xoay ở vai được tạo thành từ bốn cơ nhỏ và gân của chúng bao phủ đầu của xương cánh tay trên và giữ nó trong ổ vai. Vòng bít xoay giúp cung cấp sự ổn định và chuyển động của vai.
Nếu như vai bị kéo về phía sau quá mạnh hoặc xoay quá xa, phần trên của cánh tay có thể trật ra khỏi khớp vai. Trật khớp vai gây đau và yếu phần vai kèm theo tình trạng sưng, tê và tím bầm.
Thoái hóa khớp có thể gây ra tình trạng đau vai gáy. Bởi thoái hóa khớp gây bào mòn sụn giữa các khớp xương gây đau khi chúng cọ xát vào nhau. Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lớp màng bảo vệ trong khớp. Hệ quả là gây đau và cứng vai gáy, hạn chế vận động.
Vai đông cứng làm hạn chế mức độ di chuyển khớp vai. Các dải mô bất thường tích tụ trong khớp và khiến cho vai không thể cử động tự do. Vai có thể bị cứng lại vì cơn đau hoặc phẫu thuật khiến người bệnh ít dùng tới khớp này, dẫn đến các chất kết dính tích tụ lại.
Khi bạn bị đau vai gáy thì nên đi khám sức khỏe để bác sĩ kiểm tra phần vai và loại trừ nguyên nhân do cột sống hoặc cổ gây ra.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra phạm vi chuyển động để xem vai có khả năng chuyển động ở mức độ nào. Người bệnh cần di chuyển cánh tay theo nhiều hướng khác nhau, như trên đầu, ngang qua cơ thể hoặc ra phía sau, xoay 90 hoặc 180 độ.
Người bệnh có thể cần thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh để biết chi tiết như:
Trong các trường hợp đau vai gáy do trật khớp, gãy xương thì cần có sự trợ giúp của bác sĩ để đưa vai về đúng vị trí. Sau đó có thể người bệnh cần đeo một chiếc đai để giữ định hình trong khi vai lành.
Đau vai gáy nếu do các nguyên nhân khác thì hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp giúp giảm đau tại nhà như sau:
Cách điều trị đầu tiên đối với nhiều loại đau vai là cho khớp nghỉ ngơi để tình trạng viêm hoặc kích ứng giảm bớt. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên chuyển động khớp vai nhẹ nhàng và chậm rãi, tránh việc không hoạt động khớp trong thời gian dài dẫn tới cứng khớp.
Chườm đá thường được áp dụng để giảm sưng và đau do chấn thương vai cấp tính. Bạn cũng có thể chườm đá để trị chấn thương vai do hoạt động quá mức ở vùng vai.
Trong các trường hợp này việc chườm đá ngay sau khi thực hiện liên tục các động tác hoạt động trên cao có thể giúp giảm viêm.
Chườm nóng được khuyến nghị với các tình trạng mạn tính ở vai tuy nhiên nên áp dụng trước khi thực hiện các động tác ở trên cao. Bởi hơi nóng có thể giúp làm giãn cơ, giảm căng cứng và giảm đau hiệu quả.
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định chườm lạnh hoặc chườm nóng để tránh bị phản tác dụng.
Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị đau vai gáy. Nhà trị liệu sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để tăng cường sức mạnh, phục hồi khả năng vận động và giúp người bệnh chuyển động vai bình thường như trước đây.
Loại thuốc phổ biến được sử dụng để giảm đau và sưng vai gồm 2 loại:
Một số thuốc chống viêm không steroid không cần kê đơn (như ibuprofen) giúp điều trị các vấn đề về vai như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch và viêm gân.
Điều quan trọng cần nhớ là chỉ được sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian ngắn và đúng chỉ định của bác sĩ. Bởi sử dụng nhóm thuốc này kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như huyết áp cao, hen suyễn hoặc bệnh thận, gan hoặc loét dạ dày.
Khi đau vai gáy dữ dội bác sĩ có thể yêu cầu tiêm steroid vào khớp vai giúp giảm đau. Thuốc tiêm steroid giúp giảm viêm và giảm đau hiệu quả.
Tuy nhiên, đây cũng là biện pháp không nên áp dụng kéo dài bởi tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Theo Đông y, bệnh đau vai gáy do huyết hư khí trệ gây đau nhức tê mỏi. Vì thế Đông y có bài thuốc Phong tê thấp giúp ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ can thận, bổ khí huyết, khu phong tán hàn trừ thấp điều trị chứng đau vai gáy hiệu quả.
Sử dụng bài thuốc Phong tê thấp Đông y tuy không đem lại hiệu quả nhanh chóng như thuốc Tây nhưng an toàn và hiệu quả dài lâu. Nhờ tác động bổ can thận, đồng thời khu phong tán hàn và trừ thấp nên sử dụng bài thuốc còn giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Hiện nay, bài thuốc Đông y Phong tê thấp đã được chuyển giao cho nhà máy chuẩn GMP-WHO sản xuất dưới dạng viên nén tiện dụng và phân phối rộng khắp các nhà thuốc trên toàn quốc.
Người bị đau vai gáy nên tham khảo sử dụng để điều trị bệnh cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.
Đào Tâm