Nhận biết các nguyên do dẫn tới đau khớp vai trái và giải pháp

Đau khớp vai trái là một hiện tượng nhiều người gặp phải, xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng tìm hiểu do đâu dẫn tới đau khớp vai trái và cách xử trí khi gặp phải.

đau khớp vai trái
Đau khớp vai trái là tình trạng nhiều người từng gặp phải

Chức năng của khớp vai

Vai là nơi các khớp xương cánh tay phía trên, xương bả vai và xương đòn gặp nhau. Khớp vai cố định với ổ tròn của xương vảy ở mỗi bên cơ thể. Mỗi vai được giữ cố định bởi một nhóm 4 cơ và gân gọi là vòng bít xoay, có khả năng bao phủ và bảo vệ xương bả vai, đồng thời cho phép bạn nâng cao và di chuyển cánh tay của mình.

Khi đau khớp vai trái thì việc xác định được chính xác nguyên nhân cơn đau có thể khá khó khăn. Bởi có thể xuất phát từ tư thế ngủ hoặc làm việc không thoải mái, bị căng cơ khi bê vác vật nặng hoặc cơn đau là do chấn thương vì va đập, ngã hoặc tai nạn.

Đôi khi đau khớp vai trái lại là do bệnh viêm khớp hoặc cũng có thể xuất phát từ các vấn đề của cơ thể bạn.

Các triệu chứng báo hiệu khả năng bị chấn thương khi đau khớp vai trái

Đau khớp vai trái
Vai có khả năng chuyển động linh hoạt nên rất dễ bị trật khớp

Khớp cầu và khớp nối của vai có phạm vi chuyển động khá rộng và linh hoạt tuy nhiên lại không có sự ổn định cao. Chính vì thế mà khớp vai trái dễ bị trật khớp hơn bất kỳ khớp xương nào khác trên cơ thể. Nếu như có áp lực lặp đi lặp lại khi bạn dùng vai nhiều trong công việc hoặc chơi thể thao có thể dẫn tới tràn dịch khớp và chấn thương ở vai.

Bạn có thể thông qua một số triệu chứng đi kèm cơn đau khớp vai để nhận định mình có bị chấn thương ở vai hay không. Cụ thể:

  • Bạn có thể cử động cánh tay bình thường không? Vai của bạn có quá cứng hoặc đau không?
  • Bạn có cảm thấy như vai của mình có vẻ như đã trật khớp hay không?
  • Khớp vai có đủ vững cho những hoạt động thường ngày hay không?

Bạn có thể điều trị một số chấn thương vai nhẹ tại nhà trong vài ngày bằng cách nghỉ ngơi và chườm đá. Có thể cần phải cố định khớp vai bằng dụng cụ chuyên dụng và cần nâng cao hơn tim. Tuy nhiên, nếu cơn đau tăng nặng và bạn không thể hoạt động bình thường thì cần tới bệnh viện sớm. Dưới đây là các dấu hiệu mà bạn cần đi gặp bác sĩ ngay:

  • Bị biến dạng khớp vai
  • Vai không thể cử động bình thường
  • Cơn đau dữ dội
  • Vai bị sưng to, đột ngột
  • Cánh tay hoặc bàn tay bị yếu hoặc tê

>> Xem thêm Đau nhức vai là bệnh gì? Điều trị sao cho hiệu quả

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn tới bị đau khớp vai trái

Đau khớp vai trái
Bị kéo tay về sau quá mạnh có thể dẫn tới chấn thương khớp vai

Trật khớp

Nếu như vai của bạn bị kéo về phía sau quá mạnh hoặc xoay quá xa, phần trên của cánh tay có thể bị trật ra khỏi khớp vai trái. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy vai bị đau và yếu hơn. Bên cạnh đó, vai cũng bị sưng, tê và bầm tím.

Rách dây chằng vai

Chấn thương dạng này sẽ ảnh hưởng tới khớp nơi xương đòn và xương bả vai kết hợp cùng nhau. Đây được gọi là khớp Acromioclav Acid. Bị ngã hoặc bị đánh mạnh ở vùng này sẽ làm rách các dây chằng giữ các khớp xương lại với nhau. Nếu xương đòn bị lệch ra khỏi vị trí thì ngoài đau khớp vai bạn sẽ bị sưng.

Gãy xương

Xương bị gãy hoặc nứt trong trường hợp bạn bị ngã hoặc bị va chạm mạnh. Những phần gãy xương phổ biến là xương đòn và xương cánh tay (phần xương cánh tay gần vai nhất). Khi đó đi kèm cơn đau dữ dội là phần vai bị bầm tím. Nếu xương đòn bị gãy, vai của bạn sẽ bị trùng xuống và bạn không thể nhấc cánh tay lên.

Rách sụn vai

Bạn có thể bị chấn thương sụn khớp vai khi thực hiện liên tục lặp đi lặp lại cùng một chuyển động trong thời gian dài. Bạn cũng có thể bị chấn thương sụn vai khi bị ngã hoặc khi vai chịu áp lực mạnh. Với loại chấn thương này thì bạn có thể cảm thấy đau khi với tay qua đầu và vai của bạn có thể bị yếu đi. Chấn thương này cũng gây ra cảm giác như đang bị bắt, khóa tay.

Hội chứng Rotator cuff (Rách gân cơ chóp xoay)

Gân cơ chóp xoay là nhóm cơ và gân ở vai giữ cho cánh tay ở đúng vị trí và cho phép nâng tay quá đầu. Bạn có thể bị rách gân khi hoạt động quá mức hoặc do bị ngã. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi gân bị hao mòn đối với người cao tuổi. Vai của bạn có thể bị đau vào ban đêm và khi bạn cố gắng nâng vật. Bạn có thể nghe thấy âm thanh tanh tách khi chuyển động vai

Viêm bao hoạt dịch

Túi khí chứa chất lỏng đệm bên trong khớp có thể bị sưng và bị kích thích nếu bạn lặp đi lặp lại một chuyển động. Tuy nhiên cũng có thể viêm bao hoạt dịch xảy ra do bị ngã hoặc bạn gặp chấn thương khác ở vai. Nếu bị viêm bao hoạt dịch thì bạn sẽ cảm thấy đau khi cử động vai.

Nguyên nhân khác

Đau khớp vai trái
Người bị viêm khớp dạng thấp có thể bị đau khớp vai trái

Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên thì bị đau khớp vai trái cũng có thể xuất phát từ các tình trạng bệnh:

  • Thoái hóa khớp vai: Thoái hóa có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khớp xương nào trên cơ thể, bao gồm cả vai. Khi tuổi tác tăng lên, lớp sụn giữa các xương bị mài mòn và gây ra cơn đau khi cọ xát vào nhau.
  • Viêm khớp dạng thấp: Là căn bệnh khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể tần công lớp màng bảo vệ trong khớp vai trái. Hệ quả khiến cho bạn bị đau khớp vai và cứng vai.
  • Do các bệnh khác: Đôi khi xương vai không có vấn đề gì nhưng bị đau khớp vai lại là do một số cơ quan gần đó mắc bệnh.

Chẩn đoán tình trạng bệnh khi bị đau khớp vai trái

Đau khớp vai trái
Để chẩn đoán bệnh đau khớp vai trái cần thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh

Bác sĩ sẽ bắt đầu khám sức khỏe để kiểm tra các vấn đề về cấu trúc vai, cũng như loại trừ vấn đề liên quan tới cột sống và cổ có thể gây ra cơn đau.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh chuyển động vai để xem tính linh hoạt và sức mạnh của khớp vai. Bạn có thể dược yêu cầu đưa tay lên trên đầu, đi ngang cơ thể hoặc để ra phía sau rồi xoay 90 đồ hoặc 180 độ.

Bác sĩ cũng sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm hình ảnh để có được chẩn đoán chính xác hơn:

  • Chụp X-quang: Phim chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ tìm thấy các gai xương, tình trạng viêm khớp và các nguyên nhân khác liên quan tới xương gây ra cơn đau vai. Bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp ảnh khớp bao gồm tiêm thuốc nhuộm để xem xét kĩ hơn vùng vai.
  • Chụp MRI: Cách dùng sóng vô tuyến và một nam châm siêu mạnh để cho ra hình ảnh vai chi tiết.
  • Chụp cắt lớp: Sử dụng một loạt tia X chụp từ các góc khác nhau để có thể đưa ra hình ảnh rõ hơn ở vùng vai.

>> Xem thêm Giải pháp khắc phục ngay cơn đau vai lan xuống cánh tay

Các phương pháp điều trị khi bị đau khớp vai trái

Điều trị đau khớp vai có thể cần cố định vai

Đối với các trường hợp gặp phải chấn thương như trật khớp vai, rách gân và gãy xương thì người bệnh cần điều trị nội trú tại viện. Bác sĩ sẽ có các phương pháp giúp đưa vai về đúng vị trí và sau đó cho đeo một chiếc đai để giữ tay và vai ở vị trí cố định đơi lành.

Nếu đau khớp vai trái xuất phát từ các vấn đề khác bác sĩ có thể đưa ra một số phương pháp giảm đau như:

  • Chườm ấm hoặc chườm đá
  • Sử dụng thuốc giảm đau có aspirin hoặc ibuprofen để giảm đau và sưng.
  • Nếu vai bạn không cải thiện thì bác sĩ có thể sẽ thử tiêm corticosteroid thẳng vào khớp để giảm sưng đau.

Nếu như bị rách rụn, rách cổ tay quay không cải thiện khi được nghỉ ngơi và dùng thuốc thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

Dù vậy nếu đau khớp vai trái là do nguyên nhân nào thì kế hoạch điều trị sẽ bao gồm các bài tập giúp kéo căng và tăng cường sức mạnh cho khớp, đồng thời cải thiện phạm vi chuyển động.

Sử dụng bài thuốc Phong Tê Thấp Đông y trị đau khớp vai trái

Đau vai theo Y học cổ truyền là chứng kiên tý. Nguyên nhân là do tấu lý sơ hở khiến thấp, hàn và phong có cơ hội xâm nhập gây cản trở lưu thông khí huyết, tổn thương kinh lạc. Từ đó gây ra các triệu chứng đau khớp vai, căng cứng.

Chính vì vậy y học cổ truyền hướng tới điều trị các nguyên nhân từ bên trong để điều trị tận gốc, tập trung tăng cường lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc tắc nghẽn, từ đó phục hồi chức năng cơ xương khớp, hạn chế tái phát.

Phong Tê Thấp là bài thuốc cổ phương, kết hợp của 8 vị dược liệu quý là mã tiền, đương quy, ngưu tất, đỗ trọng, quế chi, thương truật, độc hoạt, thổ phục linh. Bài thuốc không chỉ giúp giảm sưng đau, cứng khớp, mỏi vai mà còn tác động vào cơ địa, nhằm cân bằng âm dương trong cơ thể, để dương khí không bị thoát ra ngoài.

Đào Tâm

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.