Tổng quan về tình trạng thoái hóa khớp khuỷu tay

Thoái hóa khớp khuỷu tay là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi hoặc người lao động nặng. Tìm hiểu nhanh nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị.

hoái hóa khớp khuỷu tay
Thoái hóa khớp khuỷu tay gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày

Thoái hóa khớp khuỷu tay là gì?

Thoái hóa khớp khuỷu tay là một dạng viêm khớp gây ra đau nhức, cứng khớp và giảm vận động của khớp khuỷu tay.

Khuỷu tay là một khớp phức tạp có vai trò quan trọng trong cử động hàng ngày của con người vì chúng cho phép thực hiện một loạt các chuyển động của cánh tay. Do đó, bệnh có thể ảnh hưởng tới chất lượng sống của chúng ta.

Thoái hóa khớp khuỷu tay không có cách chữa trị dứt điểm tuy nhiên bạn có thể sử dụng thuốc kết hợp các bài tập để giúp giảm đau hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn tới thoái hóa khớp khuỷu tay

Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khớp nào trong cơ thể, dù khớp khuỷu tay thường không bị ảnh hưởng bởi sự sắp xếp của các dây chằng, nghĩa là có thể chịu được lực lớn hơn. Tình trạng này xảy ra khi sự mài mòn tiến triển làm tổn thương các mô trong khớp, gồm cả lớp sụn xốp, bảo vệ các đầu xương. Sau đó, các xương cọ xát vào nhau và cũng có thể trở nên đau đớn, sưng tấy và biến dạng.

Khi chúng ta tuổi tác tăng lên thì có nhiều nguy cơ bị thoái hóa khớp hơn. Tình trạng này thường xảy ra ở người từ 50 tuổi. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ sẽ làm tăng rủi ro bạn mắc thoái hóa khớp, như sau:

  • Béo phì
  • Do di truyền
  • Gặp phải chấn thương hoặc phẫu thuật khớp
  • Khớp không được hình thành tốt

Ngoài ra, thoái hóa khớp khuỷu tay mà không bị chấn thương thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Triệu chứng bị thoái hóa khớp khuỷu tay

Thoái hóa khớp khuỷu tay
Thoái hóa khớp khuỷu tay dễ gặp ở nam hơn nữ

Những người gặp tình trạng này có thể gặp một loạt các triệu chứng, phổ biến nhất là bị đau và giảm phạm vi chuyển động của tay.

Khi đó, bạn có thể cảm nhận được cảm giác nóng ran ở khuỷu tay khi bề mặt khớp khỏe mạnh, mịn màng bị mài mòn. Bạn cũng có thể thấy bị cứng khớp khi các phần xương và sụn lỏng lẻo bị xáo trộn và ngăn chặn các chuyển động giữa các bề mặt khớp.

Khi bị thoái hóa khớp khuỷu tay, ban đầu khớp có thể sưng lên nhưng đây không phải là triệu chứng ban đầu. Cuối cùng, bạn có thể thấy ngón đeo nhẫn và ngón út của bạn trở nên tê liệt khi khuỷu tay bị sưng lên và nén dây thần kinh ulnar bên trong khuỷu tay. Ngoài ra, nếu như người bệnh không di chuyển được khuỷu tay như bình thường thì có thể do bị cứng ở tư thế uốn cong, làm tăng áp lực xung quanh dây thần kinh ulnar.

Những người có nhiều khả năng bị viêm khớp khuỷu tay bao gồm:

  • Đàn ông lứa tuổi trung niên, những người thường xuyên lao động chân tay vất vả như thợ hồ, công nhân,…
  • Người có tiền sử bị thương hoặc từng gãy xương ở khuỷu tay
  • Người cao tuổi
  • Người có thành viên trong gia đình từng mắc phải viêm khớp, thoái hóa khớp.

Chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp khuỷu tay

Các bác sĩ thường chẩn đoán thoái hóa khuỷu tay dựa trên triệu chứng lâm sàng, khám sức khỏe và hình ảnh khớp chụp X – quang.

Bác sĩ tìm kiếm các dấu hiệu chấn thương trong quá trình khám sức khỏe và đánh giá phạm vi chuyển động và sự thiếu ổn định của khuỷu tay. Sau đó, họ có thể yêu cầu chụp X-quang tiêu chuẩn để phát hiện ra bất kỳ thay đổi nào trong khớp. Hầu hết bác sĩ không yêu cầu chụp CT hoặc MRI.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay

Thoái hóa khớp khuỷu tay
Thoái hóa khớp khuỷu tay cần đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời

Thoái hóa khớp là một phần của diễn biến tự nhiên trong cơ thể nên việc chữa khỏi là không thể. Tuy nhiên việc điều trị sẽ hướng tới làm dịu các triệu chứng và giảm tác động của thoái hóa khớp tới cuộc sống của người bệnh. Các bác sĩ có thể đề nghị thay thế khớp nếu như việc sử dụng thuốc, tập luyện và dùng các liệu pháp khác không đem lại hiệu quả.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn khi bị thoái hóa khớp sẽ giúp giảm đau và giảm viêm. Cụ thể:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen cho tới opioid mạnh để giảm đau nhanh chóng.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): nhiều người sử dụng các loại thuốc này để vừa giảm đau vừa chống viêm. Thành phần thuốc có chứa aspirin, ibuprofen và naproxen.
  • Thuốc chống phản ứng: Các sản phẩm thuốc có chứa các thành phần gây kích thích thần kinh, chẳng hạn như capsaicin, tinh dầu bạc hà hoặc lidocain. Mục đích là tạo cảm giác lạnh hoặc ấm để giúp giảm đau cho người bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay.
  • Thuốc corticosteroid: Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống viêm này dưới dạng viên uống hoặc nếu dạng tiêm thì thực hiện tiêm thuốc tại phòng khám bác sĩ.
  • Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Là các mũi tiêm giúp giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên phương pháp điều trị này vẫn đang còn gây tranh cãi và chưa được chứng nhận trong điều trị thoái hóa khớp

Tập một số bài tập

Thoái hóa khớp khuỷu tay
Một số bài tập có thể giúp giảm đau do thoái hóa khớp gây ra

Các bác sĩ thường khuyến khích người bị thoái hóa khớp khuỷu tay nên tham gia các vận động thể chất nhẹ nhàng.

Một chương trình tập thể dục cho bệnh sẽ giúp làm tăng sức mạnh của các cơ xung quanh khuỷu tay cũng như tăng cường khả năng vận động của khớp và giúp giảm cứng khớp.

Một số bài tập sau đây có thể phù hợp với người bị thoái hóa khớp khuỷu tay:

  • Co khuỷu tay: Đặt tay ở hai bên thân, uốn cong một cánh tay ở khuỷu tay cho tới khi tay chạm vào vai và cỗ gắng giữ yên trong tối đa 30 giây. Có thể cầm thêm quả tạ nhỏ để tăng thêm lực cản.
  • Gập cổ tay: Đặt thẳng một cánh tay ở phía trước với lòng bàn tay hướng xuống và sau đó uốn cong cổ tay xuống.

Dùng tay kia ấn nhẹ bàn tay về phía cơ thể. Giữ nguyên tư thế kéo căng trong 30 giây, sau đó duỗi thẳng cổ tay.

Tiếp theo, nhẹ nhàng uốn cong bàn tay lên và ngược về phía cơ thể, dùng tay còn lại giữ nguyên trong 30 giây. Lặp lại 3 lần cho mỗi tay.

  • Xoay cổ tay: Gập khuỷu tay tạo thành góc vuông và đưa tay ra với lấy lòng bàn tay hướng lên trên. Sau đó, xoay cổ tay để lòng bàn tay hướng xuống. Giữ nguyên vị trí bàn tay trong 5 giây sau đó thả ra. Lặp lại tối đa 30 lần và nghỉ sau mỗi 10 lần.
  • Nâng lòng bàn tay: Đặt lòng bàn tay lên một mặt phẳng và đặt tay kia sang ngang trên các đốt ngón tay để đẩy chúng xuống. Cố gắng nhấc các ngón tay của bàn tay dưới và cảm thấy đang căng cơ của cẳng tay. Đổi ta và lặp lại bài tập.

Phẫu thuật

Các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật với người bị thoái hóa khớp khuỷu tay nếu như dùng thuốc không có khả năng kiểm soát được cơn đau và chứng viêm tăng nặng. Phẫu thuật có thể giúp cải thiện chứng năng và giảm đau.

Một số loại phẫu thuật khớp khuỷu tay bao gồm:

  • Cắt bao hoạt dịch: Các bác sĩ gọi màng bao bọc quanh khớp là màng hoạt dịch. Trong quá trình này bác sĩ sẽ loại bỏ lớp mô bị viêm mỏng này.
  • Nội soi khớp: Đối với người có xương hoặc mảnh xương bị gãy rười, bác sĩ có thể phẫu thuật nội soi để loại bỏ chúng.
  • Phẫu thuật tạo hình khớp: Kỹ thuật này sử dụng một đoạn gân ở bộ phận khác để che các đầu của bề mặt khớp bị mòn.
  • Thay khớp: Bác sĩ phẫu thuật thay thế các phần khớp bị hư hỏng ở khuỷu tay bằng một khớp giả.

Sử dụng thuốc Phong tê thấp đông y điều trị

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây có tác dụng nhanh chóng để trị đau nhức do thoái hóa khớp khuỷu tay gây ra, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc phong tê thấp đông y. Từ bài thuốc cổ truyền, thuốc Phong tế thấp giúp trị cả triệu chứng và nguyên nhân của chứng thoái hóa khớp. Tuy không có tác dụng nhanh như thuốc Tây, nhưng thuốc Đông y lại đem lại hiệu quả lâu dài và phòng ngừa tái phát.

Bài thuốc Phong tê thấp Đông y hiện đã chuyển giao cho nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO để sản xuất dạng viên nén tiện dụng. Hiện thuốc có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đào Tâm

Phong Tê Thấp NHẤT NHẤT

Thuốc có tác dụng trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Dùng điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.