Đau lưng có nên đi bộ không là thắc mắc của không ít người. Bởi đau lưng rất ngại đi lại, nhưng đi bộ là vận động thiết yếu mà ai cũng nên thực hiện.
Theo các chuyên gia, đi bộ là biện pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất, ai cũng có thể làm được để giảm bớt và ngăn ngừa đau lưng, nhưng nhiều người lại không nhận thức được nên dễ bị bỏ qua.
Đi bộ có lợi ích gì với người bị đau lưng?
Các cơ ở lưng trên và thắt lưng (lưng dưới) đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và chuyển động của lưng dưới. Các cơ này có thể bị thoái hóa và yếu đi do ít vận động, gây cong vẹo cột sống. Trong một khoảng thời gian, có thể gia tăng tình trạng yếu cơ, mệt mỏi, chấn thương và đau nhức. Khối lượng tổng thể của các cơ cột sống cũng có thể giảm đi.
Khi đi bộ, sức khỏe của cơ lưng được cải thiện theo những cách sau:
>> Xem thêm Đau cột sống thắt lưng: Không điều trị ngay dễ tàn phế suốt đời
Lười vận động có thể khiến các cơ và khớp ở lưng dưới và hông bị cứng. Cứng cơ và khớp tạo ra áp lực gia tăng lên cột sống thắt lưng (lưng dưới), làm thay đổi độ cong bình thường của nó.
Đi bộ làm tăng tính linh hoạt bằng cách kéo căng các cơ và dây chằng ở lưng, chân và mông. Khi đi bộ, các cơ gân kheo, cơ thẳng của cột sống và cơ gấp hông sẽ được kéo căng. Tính linh hoạt của dây chằng và gân cột sống cũng được tăng lên, cải thiện phạm vi chuyển động tổng thể ở lưng dưới.
Một nghiên cứu trên 5.000 người lớn tuổi ở Mỹ cho thấy những người đi bộ thường xuyên thì ít bị đau thắt lưng hơn. Điều này rất quan trọng bởi 1/4 số người tham gia đã từng bị đau lưng kéo dài ít nhất một tháng.
Một nghiên cứu khác cho thấy, nếu ít vận động sẽ khiến tình trạng đau thắt lưng kéo dài hơn.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 đã xem xét việc chạy trên máy chạy bộ có hiệu quả hay không. 52 người ít vận động đã tham gia vào nghiên cứu này. Họ được chia thành hai nhóm: một nhóm theo một chương trình đào tạo sức mạnh kéo dài 6 tuần, yêu cầu 2 buổi tập mỗi tuần; nhóm còn lại đi bộ trên máy chạy bộ với cường độ vừa phải (như đi bộ nhanh). Lúc đầu, họ đi bộ trong 10 phút, và cuối cùng đi bộ tới 40 phút, thực hiện 2 lần mỗi tuần.
Kết quả cho thấy cả hai nhóm đều có sự cải thiện đáng kể trong bài kiểm tra cuối liệu trình. Cả hai nhóm đều có sự cải thiện trong các bài kiểm tra độ bền của cơ lưng và bụng, cũng như trên thang đo chức năng giảm đau lưng.
Thắc mắc “đau lưng có nên đi bộ không?” đã được giải đáp. Tuy nhiên, việc đi bộ với tốc độ và thời gian như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ chịu đựng cơn đau của mỗi người.
Người bị đau thắt lưng mạn tính nên làm theo những hướng dẫn dưới đây:
Những thông tin trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc “Đau lưng có nên đi bộ không?”. Tuy nhiên, cần ghi nhớ một điều quan trọng là đi bộ chỉ giúp giảm cơn đau và hồi phục nhanh hơn, không chữa khỏi đau lưng.
Do vậy, cần xác định nguyên nhân gây ra vấn đề này để can thiệp, tránh để kéo dài dễ để lại biến chứng nguy hiểm.
Đau lưng là cảm giác đau nhức vùng cột sống thắt lưng, cơn đau có thể lan xuống dưới mông, đùi, chân. Đau lưng là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý, điển hình như:
Có nhiều loại viêm xương khớp, chủ yếu là viêm khớp do thoái hóa và viêm khớp do viêm. Viêm khớp xảy ra do thoái hóa khớp, dịch khớp đông lại nhất là mùa lạnh, gây đau cứng khớp.
Đây là tình trạng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các sang chấn hoặc đĩa đệm bị thoái hóa, rách, gây đau lưng.
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở đĩa đệm vùng thắt lưng, gây ra cơn đau thắt lưng. Nếu thoát vị đè vào dây thần kinh sẽ gây đau lan xuống chân.
Cơn đau lưng xuất hiện nhiều và thường xuyên khiến người bệnh đi với dáng đi không bình thường, hay còng lưng xuống.
Loãng xương thường gây đau dữ đội ở phần lưng trên hoặc lưng giữa. Không chỉ gây đau, loãng xương còn khiến người bệnh giảm chiều cao từ 2cm trở lên.
Tình trạng ống sống bị thu hẹp gây chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh sẽ gây tê vai, mỏi cổ, đau lưng, đau thần kinh tọa.
Đau dây thần kinh tọa thường bắt ngồn từ thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Cơn đau thường xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, âm ỉ hoặc dữ dội. Đau dây thần kinh tọa có thể ảnh hưởng đến việc tiểu tiện và đại tiện do gây rối loạn giao cảm, khó kiểm soát bàng quang và trực tràng.
Nằm ngủ co quắp, đầu không thẳng với cổ, nằm sấp cũng đều không tốt cho lưng, gây tăng áp lực lên cột sống và gây đau lưng cấp tính.
Ngồi quá lâu trước màn hình máy tính, xem tivi hoặc ngồi làm việc văn phòng một tư thế kéo dài sẽ gây ra những cơn đau lưng dai dẳng. Bởi khi ngồi lâu, trọng lượng cơ thể dồn vào hông và mông, cột sống phải đảm nhận nhiệm vụ chống đỡ nhiều hơn gây căng mỏi và đau.
Với những cơn đau lưng do viêm xương khớp, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, đau nhức xương… thì ngoài việc đi bộ, tập luyện thể dục vừa sức, người bệnh cần sử dụng thuốc để giảm đau nhức.
Theo Đông y, các tình trạng viêm xương khớp, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, đau nhức xương được quy vào chứng phong tê thấp. Do vậy, giải pháp hiệu quả nhất là dùng bài thuốc phong tê thấp để điều trị bệnh, nhằm làm hết đau, hết sưng đỏ và hạn chế tái phát. Bài thuốc này không chỉ tác động vào vị trí sưng đau giúp giảm nhanh cơn đau nhức mà còn tác động dần dần vào cơ địa, tăng cường sức mạnh cho hệ thống xương khớp, giúp ngăn chặn và đẩy lùi hàn tà xâm nhập. Do vậy sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Bài thuốc phong tê thấp có sự kết hợp hài hòa của 8 vị dược liệu quý đã được ghi lại trong Dược điển. Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc Phong Tê Thấp Nhất Nhất dạng viên nén tiện dụng.
Như vậy, ngoài việc thắc mắc “đau lưng có nên đi bộ không”, người bệnh cũng nên tham khảo sử dụng thuốc Phong Tê Thấp để giảm đau nhanh, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát, tránh để kéo dài dễ gây biến chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.
Vân An